Những đồng minh của hai phe trong khủng hoảng Venezuela

Guaido nhận được sự ủng hộ từ Mỹ và châu Âu nhưng hậu thuẫn Maduro là quân đội, tòa án tối cao và các nước như Nga, Trung Quốc.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro (phải) và thủ lĩnh đối lập Juan Guaido. Ảnh: AFP.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro (phải) và thủ lĩnh đối lập Juan Guaido. Ảnh: AFP.

Với việc tuyên bố mình là tổng thống lâm thời Venezuela ngày 23/1, thủ lĩnh đối lập Venezuela Juan Guaido đã châm ngòi cuộc đấu giành quyền lãnh đạo với Nicolas Maduro, người nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ hai hôm 10/1. Đằng sau hai bên đều có những thế lực ủng hộ cả ở trong và ngoài nước, theo AFP.

Nicolas Maduro dẫn dắt Venezuela kể từ năm 2013. Ông nhận được sự hậu thuẫn quan trọng từ giới chỉ huy quân đội, những người nhiều lần khẳng định lòng trung thành với ông. Hôm 24/1, quân đội gọi sự chống đối của phe đối lập là âm mưu đảo chính.

Trong số 32 bộ trưởng của chính phủ, 9 người có xuất thân quân đội và họ kiểm soát các lĩnh vực quan trọng như quốc phòng, nội vụ, nông nghiệp, thực phẩm và cả công ty dầu mỏ nhà nước PDVSA - doanh nghiệp có vị thế trọng yếu vì 96% doanh thu của Venezuela đến từ dầu thô. Quân đội Venezuela cũng kiểm soát một đài truyền hình, một ngân hàng và một nhà máy lắp ráp xe.

Maduro nắm trong tay Hội đồng Lập hiến, thể chế ông lập ra vào năm 2017 để viết lại hiến pháp, có quyền tối cao đối với tất cả các nhánh trong chính phủ - động thái nhằm vô hiệu hóa quốc hội do phe đối lập kiểm soát. Quốc hội đã chỉ trích động thái này là bất hợp pháp.

Tòa án Tối cao Venezuela, với các thành viên trung thành với chính quyền, cũng nhắc lại sự ủng hộ với Maduro. Tòa này năm 2016 từng tìm cách vô hiệu hóa quyền lực của quốc hội và bãi bỏ các quyết định của cơ quan này.

Ông còn nhận được sự ủng hộ từ hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo Liên Hợp Quốc là Trung Quốc và Nga. Bắc Kinh đã ra tuyên bố "phản đối sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài vào các vấn đề của Venezuela". Trung Quốc là nước cho Venezuela vay nhiều nhất, với 20 tỷ USD.

Nga là chủ nợ lớn thứ hai và còn hỗ trợ quân đội Venezuela. Tháng 12/2018, họ điều hai oanh tạc cơ và 100 sĩ quan đến Venezuela tham gia tập trận chung. Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino tuyên bố "cuộc diễn tập cho thấy chúng tôi sẵn sàng bảo vệ từng centimet lãnh thổ nếu cần".

Sau khi khủng hoảng chính trị nổ ra trong tuần này, Tổng thống Nga Putin đã điện đàm thể hiện sự ủng hộ với Maduro. Điện Kremlin gọi Maduro là tổng thống hợp pháp và cáo buộc Mỹ cố gắng chiếm quyền lực ở Venezuela, cảnh báo Washington chớ can thiệp quân sự.

Các chính quyền cánh tả như Cuba, Bolivia và Uruguay tuyên bố tiếp tục công nhận Maduro. Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cũng đứng về phe ông.

Ngoài ra, Hội đồng Bầu cử Quốc gia (CNE) được lãnh đạo bởi Tibisay Lucena, người ủng hộ chính quyền và từng cấm một số đảng đối lập tranh cử. Cùng với Tòa án Tối cao, cơ quan này năm 2016 đã ngăn chặn một cuộc trưng cầu dân ý chống lại Maduro do phe đối lập kêu gọi.

Các đảng đối lập đã tẩy chay một số cuộc bầu cử gần đây, kể cả vào tháng 5/2018, khi Maduro tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai vì cho rằng chúng không công bằng. Liên minh châu Âu, Mỹ và Tổ chức các quốc gia châu Mỹ coi đây là cuộc bầu cử gian lận.

Trong khi đó, Juan Guaido là tên tuổi khá mới trong chính trị Venezuela. Ông nổi lên từ cuối năm ngoái, khi lực lượng an ninh Venezuela bắt khoảng 30 người sau âm mưu ám sát hụt nhằm vào Maduro trong cuộc duyệt binh ở Caracas hôm 4/8/2018. Sau khi được thả, nghị sĩ 35 tuổi này vào tháng một được bầu làm chủ tịch quốc hội.

Sau khi Guaido tự phong là tổng thống, Trump ngay lập tức công nhận tư cách của ông. Một số nước Mỹ Latinh như Brazil, Argentina và Colombia cũng theo chân ông.

EU kêu gọi "một quá trình chính trị dẫn đến các cuộc bầu cử tự do và đáng tin cậy", nhưng không làm rõ rằng họ công nhận tư cách tổng thống của Guaido. Tuy nhiên, ngày 25/1, cả Tây Ban Nha và Đức cho biết họ sẵn sàng công nhận Guaido nếu Maduro không sớm tổ chức bầu cử. Anh mô tả Guaido là "người phù hợp để đưa Venezuela tiến lên".

Trong nước, thế lực đứng sau Guaido là quốc hội do phe đối lập kiểm soát. Kể từ khi nhậm chức chủ tịch quốc hội ngày 5/1, Guaido thúc giục thiết lập "chính phủ chuyển tiếp" và tổ chức bầu cử, đồng thời kêu gọi quân đội dừng ủng hộ chính phủ.

Quốc hội không công nhận Maduro là tổng thống hợp pháp nhưng họ vẫn bất lực do Tòa án Tối cao đứng về phía Maduro. Tháng 6/2017, quốc hội đã thiết lập một Tòa án Tối cao song song nhưng họ không có thực quyền.

Cựu bộ trưởng tư pháp Luisa Ortega, người trốn khỏi Venezuela vào tháng 8/2017 sau khi bị Hội đồng Lập hiến bãi nhiệm cũng bày tỏ "sự ủng hộ và công nhận" đối với Guaido.

Với tương quan này, chưa rõ liệu áp lực bên ngoài có thể gây ảnh hưởng đến việc nắm quyền lực của Maduro hay không. "Maduro vẫn đứng vững qua nhiều năm chống đối chính trị và các cuộc biểu tình giận dữ. Tuyên bố của Guaido có thể chỉ là một cuộc khủng hoảng khác mà ông ấy sẽ vượt qua", cây bút Siobhán O'Grady của Washington Post viết.

Theo Vnexpress
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.