Những giai thoại lý thú về các nhà khoa học vĩ đại thế giới

Pytago thà chết chứ không chịu ăn đậu, nhà toán học Oliver Heaviside nghiện uống sữa liên tục hàng giờ liền còn Einstein ví người hiểu Thuyết Tương đối như người mù hiểu sữa... là những tính cách kỳ lạ của các vĩ nhân của nhân loại
Những giai thoại lý thú về các nhà khoa học vĩ đại thế giới

Pythagoras – Nhà toán học ghét ăn đậu

Pythagoras (Pytago, 580 – 495 Trước Công nguyên), nhà triết học, toán học người Hy Lạp nổi tiếng với định lý Pytago trong hình học. Học trò của Thales (Talét) cũng là người tuân theo triết lý của thuyết ăn chay. Giáo lý nổi bật của thuyết này là nghiêm cấm đụng chạm hay ăn đậu dưới mọi hình thức.

Những giai thoại lý thú về các nhà khoa học vĩ đại thế giới - anh 1

Pythagoras thà chết chứ không chịu ăn/đụng vào đậu

Và hạt đậu cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến cái chết của Pytago. Truyện kể rằng, khi bị một băng nhóm tấn công rượt đuổi, Pythagos vô tình chạy đến một cánh đồng trồng toàn đậu, nhưng ông đã quyết định thà chết còn hơn bước chân vào cánh đồng này. Chính vì vậy, bọn người tấn công đã cắt cổ ông ngay tức khắc.

Tycho Brahe – Nhà thiên văn học không có chỏm mũi

Tycho Brahe (1546 – 1601) là nhà thiên văn học, chiêm tinh học người Đan Mạch. Ông được coi là người sáng lập môn thiên văn quan sát trước khi có kính viễn vọng.

Những giai thoại lý thú về các nhà khoa học vĩ đại thế giới - anh 2

Vì đấu kiếm mà nhà thiên văn học Tycho Brahe bị mất chỏm mũi

Tương truyền, năm 1566, Tycho đã bị chém mất chỏm mũi trong cuộc đấu kiếm tay đôi với một sinh viên quý tộc cùng khóa ở Đại học Wittenberg.

Tại nạn này khiến Tycho tự chế ra chỏm mũi bằng hợp kim vàng và bạc để thay thế.

Tuy nhiên, niềm đam mê tiệc tùng đã đem đến cái chết ‘lãng xẹt’ của ông. Tại một buổi dạ tiệc ở Prague, Brahe khăng khăng ngồi lại bàn không chịu đi vệ sinh, vì rời bàn đồng nghĩa là kém cỏi. Vì trò chơi nổi đó mà ông bị nhiễm trùng thận và bàng quang của ông bị vỡ sau đó 11 ngày, vào năm 1601.

Nhà bác học Thomas Edison – Mỗi ngày đọc hết 3 cuốn sách

Thomas Alva Edison (1847 – 1931) là một nhà phát minh người Mỹ giàu ý tưởng nhất trong lịch sử khoa học thế giới. Tổng cộng ông có 1.500 bằng sáng chế tại Mỹ, Anh, Pháp, Đức....

Ông được báo giới đặt cho biệt danh là "Thầy phù thủy ở Menlo Park" (Menlo Park là tên phòng thí nghiệm của ông).

Những giai thoại lý thú về các nhà khoa học vĩ đại thế giới - anh 3

Thomas Alva Edison là "Thầy phù thủy ở Menlo Park"

Khi Edison bước sang tuổi thứ 9, mẹ đã đưa cho ông một cuốn sách khoa học cơ bản hướng dẫn cách thực hiện các thí nghiệm hóa học tại nhà. Cậu bé Edison lập tức như bị cuốn sách “bỏ bùa”. Từ đó trở đi, Edison bắt đầu ham thích đọc sách.

Trong suốt cuộc đời mình, ông đã đọc hết hơn 10.000 cuốn sách và mỗi ngày ông có thể đọc hết 3 cuốn sách.

Einstein – Và câu chuyện dí dỏm về Thuyết Tương đối

Thiên tài vật lý học người Đức Albert Einstein (1879 – 1955), ‘cha đẻ’ của Thuyết Tương đối hẹp và Thuyết Tương đối rộng, luôn có những câu chuyện dí dỏm xoay quanh cuộc sống của mình.

Những giai thoại lý thú về các nhà khoa học vĩ đại thế giới - anh 4

Albert Einstein (1879 – 1955)

Những giai thoại lý thú về các nhà khoa học vĩ đại thế giới - anh 5

Einstein là nhà bác học khá vui tính

Chuyện kể rằng, có một phụ nữ xin Einstein giải thích Thuyết Tương đối của mình. Ông trả lời: ‘‘Cô tưởng tượng cảnh sau đây: tôi nói với anh bạn mù là tôi muốn uống sữa. Anh ta hỏi:

‘‘sữa là gì?’’

‘‘là một thứ nước trắng’’

‘‘nước thì tôi biết nhưng trắng là gì ?’’

‘‘trắng là cái gì giống như lông con thiên nga’’

‘‘lông thì tôi biết nhưng con thiên nga thì không’’

‘‘con thiên nga là con chim có cái cổ cong’’

‘‘cổ thì tôi biết nhưng cong thì không’’

Sau cùng, tôi cầm tay anh ta, kéo thẳng ra: ‘‘đây là thẳng’’, rồi gập lại: ‘‘cái này là cong’’.

Anh mù mừng rỡ: ‘‘Thế là tôi biết sữa là gì rồi, nó là nước có cánh tay có thể duỗi ra và gập vào được!’’.

Và Einstein kết luận: ‘‘Thuyết Tương Đối của tôi được nhiều người hiểu như anh mù hiểu sữa’’.

Newton – Và câu chuyện thật về quả táo rơi

Những giai thoại lý thú về các nhà khoa học vĩ đại thế giới - anh 6

Isaac Newton Jr. (1642 – 1727)

Isaac Newton Jr. (1642 – 1727) là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim người Anh. Ông được nhiều người công nhận là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại.

Ông nổi tiếng với câu nói: “Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công”.

Những giai thoại lý thú về các nhà khoa học vĩ đại thế giới - anh 7

Câu chuyện quả táo rơi của Isaac Newton Jr.

Nhà văn Pháp Voltaire (1694 – 1778) kể lại: một lần đi dạo trong vườn nhà ở dinh thự Woolsthorpe, Newton bị một quả táo rơi trúng đầu và từ đó nảy ra thuyết “Vạn vật hấp dẫn”.

Kỳ thực lúc đó,Newton đang ngồi trong nhà nhìn ra ngoài cửa sổ thì nhìn thấy táo rơi.

Nhà toán học Oliver Heaviside – Chỉ thích uống sữa qua ngày

Oliver Heaviside (1850 - 1925) là một nhà khoa học, nhà toán học, nhà vật lý và kỹ sư điện nổi tiếng người Anh. Ông là người có công phát triển các kỹ thuật toán học phức tạp để phân tích mạch điện và giải phương trình vi phân cũng như xây dựng cách phân tích tính vector.

Những giai thoại lý thú về các nhà khoa học vĩ đại thế giới - anh 8

Oliver Heaviside (1850 - 1925)

Tài năng là thế, nhưng Oliver Heaviside cũng nổi tiếng với cuộc sống khá lập dị của mình trong những năm cuối đời.

Ông thường mặc một bộ kimono làm bằng lụa màu hồng và sơn móng tay của mình bằng màu hồng chói. Có lần ông đã cho dời hết toàn bộ đồ đạc trong nhà và thay chúng bằng những hòn đá granít.

Ông thậm chí ông chỉ uống sữa để tồn tại trong vài ngày. Oliver Heaviside bị mắc chứng bệnh hypergraphia, một căn bệnh ở não khiến người ta ham viết lách quá độ.

Có thể bạn quan tâm:

- [One Piece] Những hình ảnh đẹp nhất của Shank Tóc Đỏ

- Sự thật về Lưu Bang - Hoàng đế lưu manh, lỗ mãng của nhà Hán

- Top 10 siêu xe hơi Công thức 1 đẹp nhất thế giới

- Basilosaurus - 'Quái vật biển' khổng lồ thời tiền sử

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.