Những kỷ lục ấn tượng nhất của loài người trong hành trình khám phá vũ trụ

Kể từ khi nhà du hành người Nga Yuri Gagarin ghi dấu ấn đầu tiên của con người ngoài không gian vào năm 1961, nhân loại đã đạt được những bước tiến dài trong công cuộc chinh phục vũ trụ. Trong đó, không thể không nhắc đến những kỷ lục ấn tượng con người thiết lập trong vũ trụ.
Những kỷ lục ấn tượng nhất của loài người trong hành trình khám phá vũ trụ

Người già nhất bay vào vũ trụ

Những kỷ lục ấn tượng nhất của loài người trong hành trình khám phá vũ trụ - anh 1

Khám phá vũ trụ luôn là hành trình mà con người mong muốn nhất

Cựu Thượng nghị sĩ Mỹ John Glenn (bang Ohio) giữ kỷ lục là người già nhất bay vào vũ trụ. Vào thời điểm thực hiện sứ mệnh không gian STS-95 trên tàu con thoi Discovery vào tháng 10/1998, ông đã 77 tuổi. Đó là sứ mệnh đánh dấu lần thứ 2 John Glenn bay vào không gian.

Những kỷ lục ấn tượng nhất của loài người trong hành trình khám phá vũ trụ - anh 2

John Glenn là người già nhất từng bay vào vũ trụ

Không chỉ là người Mỹ đầu tiên bay trên quỹ đạo Trái Đất vào năm 1962, John Glenn còn giữ thêm một kỷ lục nữa: người có khoảng cách dài nhất giữa các chuyến bay – 36 năm.

Người trẻ nhất bay vào vũ trụ

Chàng phi hành gia Gherman Titov được đưa vào quỹ đạo trên tàu vũ trụ Liên Xô Vostok 2 vào tháng 8/1961 khi chỉ còn 1 tháng nữa anh tròn 26 tuổi.

Những kỷ lục ấn tượng nhất của loài người trong hành trình khám phá vũ trụ - anh 3

Gherman Titov (người ngoài cùng bên phải) đang nói chuyện với Tổng thống Mỹ John F. Kenedy

Titov cũng là người đầu tiên ngủ trong không gian và được cho là người đầu tiên bị “say” vũ trụ (chứng buồn nôn và chóng mặt tương tự như say tàu, xe).

Người sống nhiều ngày liên tiếp trên vũ trụ nhất

Những kỷ lục ấn tượng nhất của loài người trong hành trình khám phá vũ trụ - anh 4

Valery Polyakov đã sống gần 438 ngày liên tục trên trạm không gian Mir

Phi hành gia người Nga Valery Polyakov đã sống gần 438 ngày liên tục trên trạm không gian Mir, từ 1/1994 đến 3/1995.

Chuyến bay ngắn ngủi nhất

Những kỷ lục ấn tượng nhất của loài người trong hành trình khám phá vũ trụ - anh 5

Alan Shepard là người Mỹ đầu tiên bay vào không gian

Chuyến bay dưới quỹ đạo của Alan Shepard – người Mỹ đầu tiên bay vào không gian trong tên lửa đạn đạo Freedom 7 của NASA chỉ kéo dài 15 phút, đạt độ cao 185 km.

Chuyến bay xa nhất tính từ Trái Đất

Những kỷ lục ấn tượng nhất của loài người trong hành trình khám phá vũ trụ - anh 6

Dù gặp tai nạn đáng tiếc nhưng con tàu Apollo 13 đạt tới vị trí xa nhất tính từ Trái Đất mà loài người từng đến

Vào tháng 4/1970, phi hành đoàn trên con tàu Apollo 13 của NASA đột ngột quay về bán cầu bên kia của Mặt Trăng (nửa cách xa Trái Đất) ở độ cao 254 km, đưa các nhà du hành lên vị trí cách xa 400.171 km so với Trái Đất. Đây là vị trí xa nhất tính từ Trái Đất mà loài người từng đến.

Người trải qua nhiều thời gian nhất trên vũ trụ

Nhà du hành Liên Xô Sergei Krikalev giữ kỷ lục này với gần 803 ngày trong tổng cộng hơn 6 chuyến bay, tức là hơn 2 năm và 2 tháng sống cách biệt và bay vòng quanh Trái Đất.

Những kỷ lục ấn tượng nhất của loài người trong hành trình khám phá vũ trụ - anh 7

Nhà du hành Liên Xô Sergei Krikalev

Đối với phụ nữ, kỷ lục này thuộc nữ phi hành gia của NASA Peggy Whitson, người đã trải qua hơn 376 ngày trong không gian.

Tàu vũ trụ có người ở liên tục trong khoảng thời gian dài nhất

Những kỷ lục ấn tượng nhất của loài người trong hành trình khám phá vũ trụ - anh 8

Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS)

Kỷ lục này thuộc về Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và con số kỷ lục vẫn đang tăng lên mỗi ngày. Phòng thí nghiệm 100 tỉ USD trên quỹ đạo vẫn liên tục có người ở từ ngày 2/1/2000.

Ở trên Mặt Trăng lâu nhất

Tháng 12/1972, Harrison Schmidt và Eugene Cernan trên tàu Apollo 17 của NASA thăm dò bề mặt Mặt Trăng trong vòng chưa đầy 75 giờ (hơn ba ngày). Họ cũng thực hiện ba cuộc đi bộ thám hiểm bề mặt Mặt Trăng trong tổng cộng hơn 22 giờ.

Những kỷ lục ấn tượng nhất của loài người trong hành trình khám phá vũ trụ - anh 9

Phương tiện thám hiểm bề mặt Mặt Trăng của tàu Apollo 17

Apollo 17 đánh dấu lần cuối cùng con người đặt chân lên mặt trăng và cũng là lần cuối cùng con người bay vào quỹ đạo thấp của Trái Đất.

Chuyến bay vào vũ trụ nhanh nhất của con người

Những kỷ lục ấn tượng nhất của loài người trong hành trình khám phá vũ trụ - anh 10

Đơn vị điều khiển (CSM) của Apollo 10

Phi hành đoàn thuộc sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng Apollo 10 của NASA đã đạt tốc độ tối đa là 39.897km/h khi tàu vũ trụ đưa họ quay trở lại Trái Đất vào ngày 26/5/1969. Đây là tốc độ di chuyển nhanh nhất của con người từng được ghi nhận.

Người đi bộ trong không gian nhiều nhất

Phi hành gia người Nga Anatoly Solovyev đã có 16 chuyến đi bộ ngoài không gian sau khi tham gia 5 sứ mệnh không gian trong những năm 1980 và 1990.

Những kỷ lục ấn tượng nhất của loài người trong hành trình khám phá vũ trụ - anh 11

Phi hành gia người Nga Anatoly Solovyev

Solovyev đã có tổng cộng 82 giờ ở bên ngoài phi thuyền trong những chuyến du ngoạn không gian - một con số kỷ lục.

Cuộc đi bộ dài nhất trong không gian

Những kỷ lục ấn tượng nhất của loài người trong hành trình khám phá vũ trụ - anh 12

2 phi hành gia Jim Voss và Susan Helms

Ngày 11/3/2001, trong sứ mệnh STS-102, 2 phi hành gia của NASA là Jim Voss và Susan Helms đã trải qua 8 giờ 56 phút bên ngoài tàu con thoi Discovery và Trạm Vũ trụ Quốc tế để thực hiện công việc bảo trì và sửa chữa phòng thí nghiệm để chuẩn bị tiếp nhận thêm khoang mới.

Tàu vũ trụ đắt đỏ nhất

Với chi phí xây dựng và duy trì lên tới 100 tỉ USD tính tới thời điểm này, Trạm Vũ trụ Quốc tế không chỉ là tàu vũ trụ đắt đỏ nhất mà còn là cấu trúc đơn lẻ mà con người phải tiêu tốn nhất để xây dựng.

Chi phí này sẽ còn tiếp tục tăng cùng với thời gian hoạt động của trạm cũng như khi trạm thiết lập thêm các modules mới.

Những kỷ lục ấn tượng nhất của loài người trong hành trình khám phá vũ trụ - anh 13

Trạm Vũ trụ Quốc tế có chi phí xây dựng và bảo trì lên đến 100 tỉ USD

Trạm Vũ trụ Quốc tế là công trình do các quốc gia thành viên cùng đầu tư xây dựng với chiều dài tương đương một sân bóng và không gian sống như một ngôi nhà 5 phòng ngủ.

Tàu vũ trụ lớn nhất

Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) một lần nữa nắm giữ kỷ lục này. Phòng thí nghiệm quỹ đạo bên trong ISS là sản phẩm của 5 cơ quan vũ trụ đại diện cho hơn 15 quốc gia.

Những kỷ lục ấn tượng nhất của loài người trong hành trình khám phá vũ trụ - anh 14

Trạm Vũ trụ Quốc tế một lần nữa nắm giữ kỷ lục tàu vũ trụ lớn nhất

Chiều dài của trạm ISS đo được khoảng 109 m. Nó có các dải pin mặt trời khổng lồ ở mỗi đầu vì kèo với một sải cánh dài 73 mét.

Xem thêm:

NASA: Phát hiện đại dương ngầm siêu khổng lồ trên Ganymede, mặt trăng lớn nhất sao Mộc

10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ 1)

10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ 2)

10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ cuối)

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.