Marwan Muasher, Phó Chủ tịch Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie, cho biết: “IS hiện được coi là "tổ chức khủng bố giàu có và tinh vi về mặt tài chính nhất thế giới".
IS là tổ chức khủng bố giàu nhất thế giới |
Hàng triệu USD tiền ‘bẩn’ đổ vào túi IS
Không giống như Al-Qaeda, phần lớn nguồn tiền của IS không đến từ các nhà tài trợ giàu có, thường ở các quốc gia vùng Vịnh hoặc một nước nào đó.
“IS kiếm được một triệu USD một ngày bằng cách bán dầu thô từ các mỏ dầu mà nhóm này chiếm dụng khi chúng càn quét Iraq và Syria hồi đầu năm 2014”, David Cohen, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ về khủng bố và tình báo tài chính cho biết.
IS kiếm 1 triệu USD/ngày nhờ kinh doanh dầu |
Các nguồn tiền ‘bẩn’ khác chạy vào túi phiến quân này còn bao gồm việc chúng sử dụng các thủ đoạn tống tiền tinh vi để kiếm lời từ các nhà kinh doanh ở địa phương.
Nhờ thủ đoạn bắt cóc, tống tiền bẩn thỉuIS thu về hàng chục triệu USD năm 2014 |
Nhờ việc bắt cóc các con tin người nước ngoài, IS còn thu về khoảng 20 triệu USD trong năm 2014.
Ngoài ra, chúng còn rao bán những đồ cổ chúng chiếm đoạt. Thậm chí bán cả phụ nữ và bé gái làm nô lệ tình dục.
Việc IS trở thành tổ chức giàu có, tinh vi nhất thế giới này khiến Mỹ và các nước phương Tây lo ngại hết sức.
Cả gan dùng vũ khí hóa học
Theo một số thông tin, ngoài việc sử dụng các vũ khí quân sự công nghệ cao, IS còn sử dụng vũ khí hóa học.
Trong một vụ tấn công ở Iraq, IS đã sử dụng loại vũ khí hóa học nhằm làm kiệt quệ giới cảnh sát ở thị trấn Dhuluiya, phía bắc thủ đô Baghdad.
Mặc dù tính chất của cuộc tấn công ở Dhuluiya không nghiêm trọng bằng việc chính quyền Syria bị nghi sử dụng chất độc thần kinh sarin để tấn công dân thường năm 2013.
Vụ tấn công dân thường bằng vũ khí hóa học ở Syria năm 2013 |
Nhưng việc IS bạo gan sử dụng loại vũ khí hiểm độc này chứng tỏ chúng đã chiếm đóng được các nhà máy sản xuất vũ khí hóa học ở Iraq. Và sẽ còn đổ tiền vào để sản xuất ra những loại vũ khí tinh vi hơn.
Nhờ có tiền, IS ngày càng trang bị vũ khí 'khủng' |
Phản ứng của Mỹ
Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ David Cohen tuyên bố, Mỹ sẽ thực hiện những biện pháp trừng trị các bên mua dầu phi pháp từ IS. "Chúng tôi có thể gây khó khăn, khiến họ không thể tìm thấy bất kỳ ngân hàng nào ở bất cứ đâu chấp nhận tiền hoặc xử lý các giao dịch của họ", ông nói.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ David Cohen |
Washington cũng kêu gọi các đồng minh áp dụng đường lối cứng rắn của Mỹ, kiên quyết không trả tiền chuộc để đổi lấy con tin. Mỹ giành nhiều quan tâm đến quốc gia vùng Vịnh, các nước từng bị chỉ trích vì tài trợ các nhóm khủng bố.
Theo ông Cohen, Washington đã đạt được tiến bộ đáng kể trong quan hệ với các nước như Arab Saudi và Tiểu vương quốc Arab thống nhất. Ông đã đến thăm hai nước trong nhiệm vụ thúc đẩy cuộc chiến chống IS. Tuy nhiên, Cohen cho biết Mỹ vẫn còn nhiều việc cần làm tại Qatar và Kuwait, những nơi từng được coi là có "hệ thống pháp lý dễ dãi trong việc tài trợ khủng bố".
Mới đây, ngày 23/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố, chiến dịch tiêu diệt nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng do Mỹ dẫn đầu đang phát huy hiệu quả, song đây sẽ là một "cuộc chiến đấu phức tạp và khó khăn”.
Chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minhtiêu diệt hơn 550 phiến quân Hồi giáo |
Phát biểu này của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ được xem là nhằm trấn an Iraq và các nước đồng minh, trong bối cảnh, có nhiều ý kiến hoài nghi về hiệu quả chiến lược này cũng như sự lớn mạnh, giàu có của IS.
Theo Tổng thống Mỹ Barack Obama, hiện lực lượng an ninh Iraq đang trong quá trình tập hợp, tổ chức lại và mới chỉ bắt đầu tiến hành một số cuộc tấn công quy mô nhỏ.
Một quan chức quốc phòng thuộc Bộ chỉ huy trung tâm Mỹ cho rằng, hiện là quá sớm để đánh giá liệu chiến lược chống Nhà nước Hồi giáo của Tổng thống Mỹ Barack Obama có hiệu quả hay không. Bởi quân đội Iraq vẫn chưa đủ khả năng mở một chiến dịch phản công mô lớn nhằm giành lại những vùng lãnh thổ đã mất, dù là với sự hỗ trợ của không quân quốc tế.