Những vũ khí Trung Quốc chịu ảnh hưởng từ Mỹ

(Ngày Nay) - Tàu đổ bộ khí đệm Type-726, hay trực thăng vận tải Z-20 là những vũ khí điển hình được cho là sao chép từ thiết bị tương tự của Mỹ.
Type-726 của Trung Quốc (trên) và LCAC, Mỹ (dưới). Ảnh: Jeffhead/Military
Type-726 của Trung Quốc (trên) và LCAC, Mỹ (dưới). Ảnh: Jeffhead/Military

SCMP mới đây đăng bài viết về đóng góp của các nhà khoa học từng làm việc tại Mỹ trong sự phát triển của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Các nhà khoa học từng có nhiều năm công tác tại các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu công nghệ hàng đầu của Mỹ đã trở về Trung Quốc làm việc, mang theo công nghệ tiên tiến, góp phần giúp Trung Quốc chế tạo thành công nhiều vũ khí hiện đại.

Các nhà khoa học từng làm việc tại Mỹ có thể không trực tiếp chế tạo một mẫu vũ khí cụ thể nào nhưng công nghệ và hiểu biết của họ đã góp phần tạo nên những thiết bị khá giống của Mỹ. Tạp chí National Interest đã liệt kê 5 loại vũ khí được cho là sao chép từ thiết bị tương tự của Mỹ.

Tàu đổ bộ khí đệm Type-726

Năm 1987, Hải quân Mỹ giới thiệu tàu đổ bộ khí đệm (LCAC), đây là phương tiện được coi là tạo ra cuộc cách mạng trong việc đổ bộ từ tàu vào bờ. Về cơ bản LCAC là một loại tàu đáy bằng di chuyển trên một lớp đệm bằng không khí.

LCAC có thể chở theo tải trọng hàng hóa từ 70 tấn từ tàu đổ bộ ngoài khơi vào bờ với tốc độ lên đến 40 hải lý/giờ (khoảng 72 km/h). LCAC có thể di chuyển từ mặt nước lên bờ, vượt đầm lầy, bãi cát giúp việc đổ bộ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Type-726 Yuyi được cho là bản sao trực tiếp từ LCAC của Mỹ. Tàu có thiết kế giống hệt LCAC nhưng nhỏ và mang ít hàng hóa hơn. Type-726 có thể mang theo 60 tấn, đủ để vận chuyển xe tăng chiến đấu chủ lực Type-99. Hiện Type-726 đang được triển khai đi cùng với tàu đổ bộ Type-071.

Súng trường CQ

Súng trường tiến công CQ do Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng bắc Trung Quốc (Norinco) chế tạo được cho là một bản sao từ AR-15 (nay là M16) của Mỹ. Hình dáng bên ngoài của CQ rất giống với AR-15.

Những vũ khí Trung Quốc chịu ảnh hưởng từ Mỹ ảnh 1Súng trường CQ (trên) của Trung Quốc và M16 (dưới) của Mỹ. Ảnh: Dailymail/Wikipedia

Điểm khác biệt duy nhất là tay cầm súng của CQ hơi cong về phía sau theo lối cổ điển, còn AR-15 được làm thẳng. CQ sử dụng cỡ đạn 5,56x45 mm tương tự loại của Mỹ. Súng trường tiến công CQ đang được sử dung trong lực lượng đặc nhiệm, cảnh sát chống khủng bố Báo tuyết.

Xe thiết giáp đa năng EQ-2050

Những năm 1980, tập đoàn GM General, nhà sản xuất dòng xe thiết giáp đa năng Humvee của quân đội Mỹ đã cố gắng tiếp thị loại xe này cho Trung Quốc. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc cho rằng Humvee quá lớn và khó sử dụng nên từ chối.

Trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, Humvee đã chứng minh vai trò tuyệt vời của nó trong các hoạt động chiến đấu. Điều này đã làm quân đội Trung Quốc thay đổi ý định. Họ đã mua một số phiên bản thương mại của dòng xe Humvee. Các kỹ sư của tập đoàn Dongfeng được cho là đã sao chép Humvee thành EQ-2050.

Xe thiết giáp đa năng EQ-2050 được giới thiệu lần đầu vào năm 2007. Vào thời điểm đó, Norinco không thể sản xuất một bản sao của động cơ dùng trên xe Humvee. Họ không thể nhập khẩu động cơ dùng cho xe quân sự từ Mỹ vì lệnh cấm.

Norinco chọn giải pháp nhập khẩu động cơ của tập đoàn Cummins, Mỹ vốn dùng cho các loại xe thương mại. Một kiểu “lách luật” để hợp thức hóa việc sử dụng động cơ diesel của Mỹ cho xe quân sự.

Trực thăng vận tải Z-20

Năm 1983, Trung Quốc đã ký hợp đồng mua 24 trực thăng S-70 (phiên bản dân sự dùng cho xuất khẩu của trực thăng vận tải đa năng UH-60 Black Hawk). Số trực thăng này đang được sử dụng trong Không quân Trung Quốc.

Những vũ khí Trung Quốc chịu ảnh hưởng từ Mỹ ảnh 2Type-726 của Trung Quốc (trên) và LCAC, Mỹ (dưới). Ảnh: Jeffhead/Military

Gần đây, một số hình ảnh xuất hiện trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc cho thấy nước này đang chế tạo một trực thăng vận tải khá giống Black Hawk. Loại trực thăng này được gọi là Z-20 do công ty Cáp Nhĩ Tân chế tạo.

Thoạt nhìn, Z-20 rất giống trực thăng Black Hawk của Mỹ. Theo Military Today, những điểm khác biệt ở thiết kế buồng lái, cánh đuôi, rotor chính 5 lưỡi, trong khi Black Hawk chỉ có 4.

Z-20 được cho là đã phát triển trong nhiều năm nhưng chưa được đưa vào sử dụng rộng rãi trong quân đội Trung Quốc.

Tàu khu trục Type-052D

Type-052D là tàu khu trục mang tên lửa điều khiển hiện đại nhất của Trung Quốc. Tàu có thiết kế thủy động lực học, đặc biệt là cách bố trí hệ thống radar rất giống với tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Lớp tàu này còn được gọi là tàu “Aegis made in China”.

Hệ thống vũ khí trên tàu khu trục Type-052D không có loại tương tự như lớp Arleigh Burke của Mỹ nhưng thiết kế và vai trò nhiệm vụ của nó được cho là khá giống với chiến hạm của Mỹ.

Theo Zing
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.