Du lịch: 4 năm đột phá
Cách đây 4 năm, lãnh đạo Ninh Thuận đã bắt đầu công cuộc đưa ngành du lịch phát triển đột phá khi thiết kế quy hoạch kinh tế xã hội của địa phương.
Việc làm đầu tiên của địa phương này là quy hoạch các vùng du lịch: khu du lịch Ninh Chữ (mở rộng đến Bình Tiên về hướng Bắc và Mũi Dinh - Cà Ná về hướng Nam), khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Đầm Nại, vườn quốc gia Phước Bình và Núi Chúa, khu du lịch Mũi Dinh, khu du lịch sinh thái bảo tồn rùa biển Thái An, khu du lịch sinh thái thác Chapơr...
Để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, lãnh đạo tỉnh xác định trước hết phải có hạ tầng du lịch hiện đại với những dịch vụ cao cấp. Trong quy hoạch dành cho du lịch, Ninh Thuận ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng du lịch của vùng đông bắc ven biển: Bình Tiên, Vĩnh Hy - Ninh Chữ và vườn quốc gia Núi Chúa; trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và vùng ven biển phía nam từ bãi biển Tuấn Tú (Ninh Phước) đến bãi biển Cà Ná (Thuận Nam)…
Tại những vùng du lịch trọng điểm, tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều hoạt động xúc tiến mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước chung tay xây dựng hạ tầng du lịch với nhiều mô hình: khách sạn, resort, tổ hợp khách sạn kết hợp trung tâm thương mại… với những dịch vụ du lịch cao cấp: thuyền buồm, thể thao biển: lặn biển, chèo thuyền Kayak, motor nước, dù bay, lướt ván, sân golf…; các dịch vụ vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp: leo núi, khám phá đồi cát, đua xe trên cát…
Ông Lưu Xuân Vĩnh, chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận chia sẻ: “Muốn thu hút khách du lịch, nhất là khách đến từ các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, châu Âu trong đó là lượng khách lớn đến từ Nga…, phải có cơ sở nghĩ dưỡng hiện đại cùng với những dịch vụ tương xứng mới giữ chân được khách”.
Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch – Tổng giám đốc của Tập đoàn Crystal Bay chia sẻ thêm: “Khi khách du lịch chọn Ninh Thuận làm điểm đến, không chỉ chọn “biển xanh - cát trắng - nắng vàng”. Khi kết nối giao thông đã thuận tiện hơn cũng như có sự mở đường của các chính sách ưu đãi đầu tư, các doanh nghiệp phát triển du lịch đến với Ninh Thuận cần tạo dựng những sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn, những dự án xứng tầm tiềm năng…”.
Những viên gạch vững chắc
Bằng chính sách và những việc làm thiết thực, Ninh Thuận đã có “những viên gạch vững chắc” cho hướng phát triển mới.
Theo thông tin chính thức của UBND tỉnh, tính đến cuối tháng 5.2019, Ninh Thuận đã có 61 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn gần 21.000 tỷ đồng. Trong đó, nổi bật là dự án SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang với số vốn là 4.500 tỷ đồng của tập đoàn Crystal Bay và các đối tác vừa động thổ đầu tháng 4/2019.
Cho đến nay, đây là khu nghỉ dưỡng lớn nhất của Ninh Thuận với 3.300 phòng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao quốc tế. Theo kế hoạch, tháng 6/2021, SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang sẽ hoạt động. Trong tương lai, theo ông Chi, Crystal Bay có kế hoạch phát triển 10.000 phòng nghỉ cao cấp tiêu chuẩn 5 sao với 3 dự án quy mô lớn tại Ninh Thuận.
SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang tại Ninh Thuận là dự án bất động sản du lịch hấp dẫn bậc nhất Nam miền Trung |
SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang là dự án ApartHotel đầu tiên tại Việt Nam. Mô hình này có 101 tiện ích chuẩn 5 sao: công viên nước, khu mua sắm, khu spa, 9 hồ bơi vô cực, 9 nhà hàng Âu – Á, Skybar, vườn hoa trên cao, vườn hoa nhiệt đới, khu công viên phức hợp ven biển…
“SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang là sản phẩm đóng góp nâng tầm du lịch địa phương và tam giác du lịch quốc gia qua việc mang tới cho du khách những trải nghiệm nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế”, ông Emmanuel Delarue, tổng giám đốc NDA Group – đơn vị thiết kế tổng thể cho dự án nhận định.
Giới kinh doanh bất động sản cho rằng, Ninh Thuận hiện đang là một vùng đất “nóng” về thu hút dự án đầu tư bất động sản cho ngành du lịch khi Chính phủ đồng ý bổ sung các khu du lịch Bình Tiên - Vĩnh Hy, Cà Ná - Mũi Dinh vào “các khu du lịch quốc gia” thuộc Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Trong năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, nhiều nhà đầu tư về du lịch và bất động sản như: Vinpearl, T&T, Mũi Dinh Ecopark, TDH Ecoland, FLC... (Việt Nam), CMX (Canada), Adani (Ấn Độ), Blue Circle và Sinergy (Singapore)... đã đến Ninh Thuận để tìm kiếm cơ hội. Đầu năm 2019, Ninh Thuận đã trao quyết định đầu tư cho 3 dự án du lịch với tổng vốn hơn 5.550 tỷ đồng.
Có thể khẳng định, vùng đất “nắng và gió” giờ đã nhộn nhịp, là “viên pha lê” tỏa sáng và hấp dẫn du khách trên dải đất miền Trung đầy sức hút…
Ninh Thuận xác định mục tiêu: “Năm 2020 du lịch trở thành ngành kinh tế động lực, năm 2025 sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn”. Mục tiêu trên được cụ thể: năm 2020 sẽ đón 2,5 triệu lượt khách, trong đó 8 – 10% là khách quốc tế, doanh thu đạt khoảng 1.450 tỷ đồng, đóng góp 12% GRDP, giải quyết việc làm cho 13% lao động; vào năm 2025, Ninh Thuận sẽ đón 3,5 triệu lượt khách, trong đó 12-13% khách quốc tế; doanh thu khoảng 2.900 tỷ đồng, đóng góp 13% GRDP...
Ở mảng bất động sản du lịch, tại Ninh Thuận, SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang đang là dự án đầy sức hút.