Nỗi khổ 'làm không công' của Mật vụ Mỹ

Theo Washington Post, các mật vụ Mỹ mất hàng chục ngàn USD mỗi năm vì phải làm việc không công trong nhiều tuần hay nhiều tháng liền.
Các nhân viên thuộc Cơ quan Mật vụ Mỹ bảo vệ ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump tại bang Ohio hồi tháng 3 năm nay.
Các nhân viên thuộc Cơ quan Mật vụ Mỹ bảo vệ ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump tại bang Ohio hồi tháng 3 năm nay.

"Làm không công" và những câu chuyện đời thường

Theo Washington Post, lương của các mật vụ Mỹ nằm vào khoảng 160.300 USD/năm. Tuy nhiên, đằng sau ánh hào quang của một mật vụ ra vẻ “oai nghiêm”, họ phải thường xuyên làm nhiều hơn số giờ được quy ra từ mức lương trên. Điều đó có thể thấy rõ đặc biệt khi các mật vụ làm việc cho các ứng viên tổng thống trong suốt quá trình tranh cử.

Đối với các mật vụ, đó là tinh thần cống hiến cho nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, điều này có thể phá hỏng cuộc sống gia đình cũng như dẫn tới tình trạng kiệt sức và hao mòn tinh thần của họ. Tại một phiên điều trần hôm 15/11, Hạ nghị sĩ Jason Chaffetz, Chủ tịch Ủy ban Giám sát và Cải cách Chính phủ của Hạ viện Mỹ, đã trình bày về mặt khuất này của các mật vụ Mỹ.

Một mật vụ làm việc cho ông Donald Trump đã mất gần 30.000 USD trong năm nay vì làm không công. “Năm nay, tôi đã bỏ lỡ các kỳ nghỉ, sinh nhật và những sự kiện khác. Tôi thường xuyên phải tham gia các nhiệm vụ bảo vệ trong và ngoài thành phố cho ứng viên tổng thống và phó tổng thống. Nói chung, tôi làm xa nhà gần tám tháng trong năm nay”.

Nỗi khổ 'làm không công' của Mật vụ Mỹ ảnh 1Các mật vụ Mỹ phải làm việc liên tục để đảm bảo sự an toàn cho các yếu nhân. Ảnh: TELEGRAPH.

Trong khi đó, một mật vụ khác tại Chicago ước tính ông mất khoảng 25.000 USD một năm. Ông chia sẻ: “Công việc dồn dập kinh khủng và tôi thậm chí không thể nhớ lần cuối cùng tôi làm việc liên tiếp hai ngày là khi nào. Thật may mắn khi tôi vẫn chưa kết hôn. Nếu kết hôn thì có lẽ giờ tôi đã ly hôn rồi”.

Nhiều mật vụ giấu tên khác cũng cho biết họ đã mất hàng chục ngàn USD mỗi năm vì phục vụ "thân chủ" của mình trong các khoảng thời gian ngoài giờ mà không được chi trả. Một mật vụ tại bang Utah chả biết trả lời sao khi vợ ông liên tục hỏi rằng chồng mình nhận được lợi ích gì từ việc làm không công này.

Một số mật vụ cho biết cuộc sống gia đình của họ thậm chí đã bị rối tung lên. “Chúng tôi bận hơn bao giờ hết, cứ cuống cuồng từ hết nhiệm vụ này đến nhiệm vụ khác mà không được nghỉ ngơi. Bọn trẻ không được gặp tôi thường xuyên. Chúng giờ cứ liên tục hỏi khi nào tôi sẽ lại về nhà thăm chúng” – một mật vụ tại bang Maryland chia sẻ.

Cố gắng vá lành những mất mát…

Theo Washington Post, không ngạc nhiên khi Cơ quan Mật vụ Mỹ (USSS) xếp thứ 319 trong tổng số 320 cơ quan trên bảng xếp hạng "Những nơi làm việc tốt nhất của chính phủ liên bang" công bố vào năm 2015 bởi tổ chức Partnership for Public Service tại Washington D.C.

Các nhà quản lý tại Cơ quan Mật vụ Mỹ đều nhận thức được những vấn đề mà tổ chức này đang đối mặt cũng như biết được tính cấp thiết trong việc giữ các nhân viên biên chế làm việc thậm chí khi họ không được trả lương đền bù.

“Đây là một trong những vấn đề hàng đầu mà ảnh hưởng đến tinh thần và sự gắn bó lâu dài của các nhân viên cơ quan mật vụ” – Thomas E. Dougherty, một quan chức chiến lược thuộc Cơ quan Mật vụ Mỹ, phát biểu tại phiên điều trần hôm 15/11.

Nỗi khổ 'làm không công' của Mật vụ Mỹ ảnh 2Vì tính chất công việc đòi hỏi sự liên tục nên các mật vụ phải xa gia đình trong nhiều tuần hay nhiều tháng liền. Ảnh: GETTY.

Tuy nhiên, ông Dougherty cũng nói rằng “vì nhiệm vụ yêu cầu sự giám sát liên tục dành cho các thân chủ nên đòi hỏi các mật vụ phải làm việc nhiều hơn số giờ mà họ được trả lương”. Các thành viên đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đều nhất trí cần phải thay đổi tình trạng này.

Theo hạ nghị sĩ Jason Chaffetz, “gần như mỗi mật vụ trong Cơ quan Mật vụ Mỹ đã làm việc quá giờ mà không được trả lương bù”.

Ông nhấn mạnh: “Đây không phải là một công việc tình nguyện. Khi bạn đặt chính bạn và cuộc sống của bạn vào sứ mệnh bảo vệ những người khác và bảo vệ đất nước này, bạn nên được đền bù vì những cống hiến của mình và chúng ta cần giải quyết vấn đề này”.

Một ngày sau phiên điều trần hôm 15/11, Ủy ban Giám sát và Cải cách Chính phủ của Hạ viện Mỹ đã thông qua quyết định cho phép trả lại số tiền cho khoảng thời gian làm việc quá giờ của các mật vụ.

Một số thành viên đảng Cộng hòa đảng Dân chủ hôm 15/11 cũng đã đồng loạt trình lên Ủy ban phân bổ ngân sách Hạ viện Mỹ một lá thư nhằm thúc giục việc thông qua khoản ngân sách chi trả tiền làm ngoài giờ cho các nhân viên thuộc Cơ quan Mật vụ Mỹ giai đoạn 2016-2020.

Theo Pháp Luật TP.HCM

Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
(Ngày Nay) - Với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan”, Carnaval Hạ Long 2024 diễn ra vào tối 28/4, tại khu du lịch Bãi Cháy, lần đầu tiên được tổ chức trên biển được ví như bữa tiệc của âm nhạc và ánh sáng, đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.