Những đặc vụ bảo vệ sát sườn tổng thống Mỹ

Các đặc vụ thuộc Đơn vị Bảo vệ Tổng thống Mỹ mang trọng trách đảm bảo an toàn cho người đứng đầu Nhà Trắng bằng mọi giá, dù phải hy sinh cả tính mạng.
Những đặc vụ bảo vệ sát sườn tổng thống Mỹ

Từ những năm đầu của thế kỷ XX, Đơn vị Bảo vệ Tổng thống (PPD) đã được điều hành bởi Cơ quan Mật vụ Mỹ, mặc dù mục tiêu hoạt động của họ khi đó hoàn toàn khác nhau. Mật vụ Mỹ lúc này chủ yếu có chức năng thực hiện nghiệp vụ chống tiền giả.

Bộ Tài chính Mỹ năm 1865 thành lập Cơ quan Mật vụ nhằm tiến hành những chiến dịch truy quét các tổ chức sản xuất và tiêu thụ tiền giả. Họ sau đó trở thành một nhóm thực thi pháp luật đa mục đích, chuyên điều tra các lĩnh vực mà Cảnh sát Tư pháp Mỹ không có thẩm quyền can thiệp hay thiếu nguồn lực triển khai.

Năm 1901, sau khi tổng thống William McKinley bị ám sát, quốc hội Mỹ ra quyết định điều động Cơ quan Mật vụ đảm nhận trọng trách bảo vệ tổng thống. Từ đó đến nay, họ luôn là một thành phần không thể thiếu trong đội ngũ an ninh hộ tống tổng tư lệnh nước Mỹ. Các nhân viên mật vụ hay PPD đều là những người vô cùng thiện chiến, có kỹ năng chuyên sâu và giàu kinh nghiệm. Họ am hiểu về các loại vũ khí và nắm vững mọi chiến thuật phòng vệ.

Đúng như tên gọi, nhiệm vụ chính của PPD là bảo vệ tổng thổng Mỹ cùng gia đình. Công việc của họ rất đa dạng, từ lập đội xe hộ tống, sắp xếp nhân viên an ninh tháp tùng tổng thống trong các chuyến công du toàn cầu đến túc trực bên cạnh tổng thống ngày này qua tháng khác. Tôn chỉ hành động của họ là bảo vệ tổng thống bằng mọi giá, dù có phải hy sinh tính mạng. Chính vì thế, công việc của một nhân viên PPD thường bị coi là đặc biệt nguy hiểm.

Rất dễ để nhận diện các thành viên PPD. Họ hay mặc vest, có vẻ ngoài lạnh lùng và thường xuyên đứng sát cạnh tổng thống Mỹ mỗi khi ông xuất hiện trước công chúng. Nhiều lúc, họ chạy bám theo đoàn xe của tổng thống như một biện pháp tăng cường an ninh.

Những đặc vụ bảo vệ sát sườn tổng thống Mỹ ảnh 1

Các nhân viên PPD luôn túc trực bên cạnh tổng thống Mỹ, đặc biệt là trong các chuyến công du nước ngoài. Ảnh minh họa: AFP

Dan Emmett là một cựu nhân viên PPD, từng bảo vệ tổng thống George H.W. Bush, Bill Clinton và George W. Bush. Trong một lần trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal hồi năm 2014, ông chia sẻ những trải nghiệm của mình khi còn phục vụ cho PPD.

Emmett cho hay, nhiều lúc, ông không được ngủ suốt 24 tiếng, phải bỏ cả bữa trưa lẫn bữa tối, đứng bên ngoài một ngôi nhà, dưới trời mưa, vào lúc 3h sáng, suốt nhiều tiếng đồng hồ, rồi lại vội vã bắt taxi lao tới sân bay để lên đường đến một thành phố nào đó. Quy trình trên có thể lặp đi lặp lại liên tục.

Các nhân viên mật vụ có một vị trí khá kỳ lạ tại Nhà Trắng. Họ là người ở gần tổng thống nhất, được nghe và nhìn tất cả những thứ mà tổng thống Mỹ nhìn và nghe. Nhưng không như đội ngũ cố vấn hay quan chức dưới quyền tổng thống, họ chỉ lặng lẽ đứng bên lề và quan sát tình hình. Nếu tổng thống hỏi các đặc vụ PPD một việc gì đó, đặc biệt là những vấn đề liên quan tới chính trị, họ thường trả lời một cách ngắn gọn và tránh nêu ý kiến cá nhân. Những cuộc đối thoại giữa tổng thống và nhân viên PPD hầu hết chỉ diễn ra trong khoảng vài giây, Emmett cho biết.

Emmett gia nhập PPD năm 1992 sau 10 năm phục vụ cho Cơ quan Mật vụ. Ông kể lại với phóng viên WSJ một sự việc khiến ông nhớ mãi.

"Vào một buổi sáng nọ, khi tôi còn đang làm quen với công việc, tôi được cắt cử đứng gác ở tầng trệt của Nhà Trắng. Đèn thang máy bật sáng, dấu hiệu cho thấy 'Đại bàng', mật danh của tổng thống Clinton, đang đi xuống. Ông ấy bước ra và tôi là người dẫn đầu đoàn", Emmett kể.

"Khi tới Phòng Bầu dục, tôi mở cửa, 'Đại bàng' ở ngay phía sau. Bước chân vào phòng, việc đầu tiên tôi làm là quan sát thật nhanh để chắc chắn rằng tất cả đều ở đúng vị trí. Sau đó, tôi đi ra theo lối mà tôi nghĩ đó là cánh cửa dẫn tới hành lang giữa Phòng Bầu dục và phòng Roosevelt. Nhưng hóa ra không phải vậy, tôi bước vào phòng ăn riêng bên trong Phòng Bầu dục", Emmett thuật lại.

"Tôi đứng đó và phân vân không biết nên làm gì tiếp theo. Và tôi đã đưa ra một quyết định sai lầm. Tôi quay lại Phòng Bầu dục. Tổng thống Clinton dường như cảm thấy bất ngờ và có phần khó chịu. Tôi cố tỏ vẻ rằng mọi hành động của mình đều có chủ đích. 'Chào buổi sáng, thưa ngài, tất cả đều ổn', tôi nói rồi nhanh chóng bước ra ngoài, để lại đằng sau là tổng thống Mỹ đang cảm thấy vô cùng khó hiểu".

"Dù bản chất của nhiệm vụ buộc chúng tôi phải đối mặt với rất nhiều thách thức nhưng tất cả các đặc vụ từng tham gia PPD đều nói những gì họ trải qua rất đáng giá", Emmett nhấn mạnh.

Theo Vũ Hoàng/VNE

Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.