Nữ sinh Ấn Độ ở ngoài lề các lớp học online

[Ngày Nay] - Trong nhiều tháng trời, việc học hành của cô bé Prachi Kadian, 10 tuổi, phụ thuộc hoàn toàn vào một thiết bị nhỏ xíu: chiếc điện thoại di động của người cha. Nó cho phép Prachi xem bài giảng và đọc tài liệu mà cô giáo gửi tới mỗi ngày qua ứng dụng WhatsApp.
Các giáo viên đọc bài giảng của mình tại trạm phát sóng.
Các giáo viên đọc bài giảng của mình tại trạm phát sóng.

Anh Shyamvir Kadian, một nông dân sống ở bang Haryana của Ấn Độ, là người duy nhất trong gia đình sở hữu điện thoại di động. Mỗi buổi sáng trước khi đi làm, anh cho con gái mượn điện thoại để chép bài tập. Khi người cha trở về vào buổi tối, cô bé lại mượn chiếc điện thoại để chụp hình các tờ bài làm và gửi cho cô giáo. Những khi có bài học khó, cô bé cũng thường phải trao đổi trực tiếp với cô giáo bằng chiếc điện thoại này.

Prachi chưa được gặp bạn bè kể từ khi các trường học trên khắp đất nước Ấn Độ đóng cửa hồi tháng Ba để phòng dịch. Cô bé rất nhớ ngôi trường của mình. Nhưng nhờ có chiếc điện thoại của bố, Prachi vẫn nằm trong số những học sinh may mắn chưa phải bỏ dở việc học hành.

Nữ sinh Ấn Độ ở ngoài lề các lớp học online ảnh 1

Là một ổ dịch lớn của thế giới, Ấn Độ đã phải đóng cửa đa số trường học cho tới tận hôm nay.

Là một ổ dịch lớn của thế giới, Ấn Độ đã phải đóng cửa đa số trường học cho tới tận hôm nay. Chính phủ trung ương đặt hy vọng vào công nghệ thông tin để duy trì hoạt động dạy và học tại đất nước này. Kể từ khi dịch bệnh khởi phát, chính phủ Ấn Độ đã cập nhật các nền tảng giáo dục trực tuyến hiện có với nhiều nội dung và sách giáo khoa được mã hóa bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Các công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục trực tuyến cũng ghi nhận số khách hàng tăng đột biến. Tuy nhiên, một vấn đề nổi cộm mà Ấn Độ chưa thể giải quyết để có thể áp dụng giáo dục trực tuyến một cách hiệu quả là sự bất bình đẳng trong khả năng tiếp cận công nghệ thông tin trong xã hội.

Nữ sinh Ấn Độ ở ngoài lề các lớp học online ảnh 2

Nhiều học sinh nữ không thể truy cập internet để học tập.

Dù Internet đang ngày càng phổ biến tại Ấn Độ, nhưng số người ở nông thôn sử dụng Internet vẫn thua xa ở thành thị, nơi có điều kiện kinh tế tốt hơn. Khoảng 30% người dân nông thôn Ấn Độ có thể tiếp cận mạng Internet so với tỉ lệ 50% ở người thành phố. Tại những thành phố lớn, tỉ lệ này lên tới 65%. Trong số những người sử dụng Internet, cũng chỉ có 35% là phụ nữ. Trong đợt dịch COVID-19 này, sự bất bình đẳng trong khả năng tiếp cận công nghệ thông tin đã dẫn tới một thực tế là học sinh nữ khó duy trì việc học tập hơn.

Hiện tại, Ấn Độ là một trong những quốc gia có tình trạng bất bình đẳng giới trong tiếp cận công nghệ thông tin cao nhất thế giới. Chỉ có 21% phụ nữ Ấn Độ sử dụng internet di động, trong khi tỉ lệ này ở nam giới là 42%. Trong khi tài chính là nguyên nhân chính yếu khiến ít nữ sinh có điều kiện sử dụng điện thoại di động và máy vi tính, các thông lệ văn hóa, xã hội tại nước này cũng đóng một vai trò không nhỏ. Sự bất bình đẳng trong khả năng tiếp cận công nghệ thông tin thường làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực khác, bao gồm quyền tiếp cận thông tin, giao lưu kết nối và các cơ hội kinh tế.

Nữ sinh Ấn Độ ở ngoài lề các lớp học online ảnh 3

Tại những bang như Haryana, nơi tỉ lệ sử dụng internet và điện thoại di động ở mức tương đối cao, nhà trường nỗ lực hết sức để đảm bảo rằng học sinh nữ có thể tiếp cận các lớp học online. Do định kiến xã hội, nhiều bậc phụ huynh lo ngại rằng việc sử dụng điện thoại có thể khiến con gái họ mang điều tiếng, hoặc cho rằng internet là thứ làm cho con em mình xao nhãng việc nhà.

Chị Priyanka, cô giáo của Prachi, đã phải bỏ ra nhiều nỗ lực để thuyết phục các phụ huynh cho phép con gái mình sử dụng điện thoại di động để học tập. Cụ thể là thuyết phục các ông bố trong gia đình chia sẻ chiếc điện thoại với con mình. Việc giảng bài cũng thường được sắp xếp vào buổi tối, khi các ông bố trong gia đình đã trở về nhà cùng chiếc điện thoại của họ.

Mỗi ngày, cô Priyanka bỏ ra nhiều giờ để nghiên cứu các tài liệu giảng dạy trực tuyến do chính phủ cung cấp và tìm tòi ra cách truyền đạt bài học qua điện thoại một cách hiệu quả nhất. “Những nữ sinh này không có quyền tự do, nhưng các em đều đang cố gắng vươn lên trong cuộc sống”, cô Priyanka nói. “Chỉ cần chúng ta kiên trì hơn một chút là có thể giữ cho các em không bỏ học”.

Nữ sinh Ấn Độ ở ngoài lề các lớp học online ảnh 4

Nhưng khi các lớp học online diễn ra ngày một sâu rộng, thì thực tế cho thấy nỗ lực phi thường của giáo viên và những ứng dụng có nội dung phong phú cũng không thể giải quyết vấn đề. Khi một viện nghiên cứu tiến hành khảo sát qua điện thoại về việc học trực tuyến tại các trường học ở bang Bihar, họ đã không thể nối máy được với quá nửa số nữ sinh. Trong số những nữ sinh mà viện nghiên cứu này tiếp cận được thì cũng có tới một nửa trả lời rằng điều kiện gia đình không cho phép các em sử dụng điện thoại di động hoặc mạng internet. Có 36% nam sinh được sử dụng điện thoại, trong khi tỉ lệ này ở nữ sinh chỉ là 28%.

Nữ sinh Ấn Độ ở ngoài lề các lớp học online ảnh 5

Tỉ lệ nữ sinh tại các cấp học lớn hơn đi theo chiều hướng giảm dần.

Sự bất bình đẳng trong khả năng tiếp cận công cụ học tập trực tuyến đang làm tồi tệ thêm tình trạng bất bình đẳng giới vốn lâu nay đã hiệu hữu trong các trường học ở Ấn Độ. Trong khi tỉ lệ nam sinh và nữ sinh nhập học cấp tiểu học là tương đương nhau, tỉ lệ nữ sinh tại các cấp học lớn hơn đi theo chiều hướng giảm dần.

Áp lực gia đình, định kiến giới, thậm chí là việc thiếu nhà vệ sinh phụ nữ, đều là những nguyên nhân khiến nữ sinh bỏ học. Hiện tại, có tới 40% trẻ em gái vị thành niên ở Ấn Độ không được học tập tại trường lớp. Xu hướng này ảnh hưởng đến cả thị trường lao động Ấn Độ, khiến nước này có tỉ lệ nữ giới trong lực lượng lao động chỉ ở mức khiêm tốn 24%, một trong những mức thấp nhất toàn cầu.

Nữ sinh Ấn Độ ở ngoài lề các lớp học online ảnh 6

Có 36% nam sinh được sử dụng điện thoại, trong khi tỉ lệ này ở nữ sinh chỉ là 28%.

Trước nguy cơ trẻ em gái bị bỏ lại phía sau trong cuộc chuyển đổi giáo dục trực tuyến, nhiều nhà giáo dục đã lên tiếng kêu gọi chính phủ sử dụng những công nghệ cũ hơn như phát thanh, truyền hình làm nền tảng cho giáo dục từ xa. Khác với internet và điện thoại di động, đài phát thanh và tivi có thể tiếp cận dễ dàng hơn và có thể đưa các bài học đến với nhiều học sinh hơn. Nhưng ngay cả khi các đài truyền hình đã vào cuộc để sản xuất các chương trình giáo dục, thì khả năng tiếp cận vẫn là một vấn đề nan giải. Tại bang Kerala, nhà chức trách ước tính có tới 250.000 học sinh không thể tiếp cận cả truyền hình lẫn internet.

Thậm chí đã có những bi kịch xảy ra khi một nữ sinh 15 tuổi tự vẫn do gia đình em không có điện thoại di động và không có cả tiền để sửa chữa chiếc tivi bị hỏng. Truyền thông địa phương cho biết nữ sinh này đã quá căng thẳng do không thể theo kịp bài vở. Bi kịch này đã gây bàng hoàng trong dư luận bang Kerala, khiến nhiều cá nhân và tổ chức đứng lên quyên góp điện thoại, máy tính và tivi để giúp đỡ học sinh nghèo. Chính quyền tiểu bang cũng đã cho đặt tivi tại một số địa điểm cộng cộng để học sinh có thể tới và theo dõi bài giảng trên truyền hình.

Nữ sinh Ấn Độ ở ngoài lề các lớp học online ảnh 7

Áp lực gia đình, định kiến giới, thậm chí là việc thiếu nhà vệ sinh phụ nữ, đều là những nguyên nhân khiến nữ sinh bỏ học. 

Tại một số cộng đồng, các nhà giáo dục còn tổ chức các lớp học gần giống như trực tiếp thông qua hệ thống loa phóng thanh. Các giáo viên đọc bài giảng của mình tại trạm phát sóng, còn học sinh thì ghi chép bài dưới những chiếc loa công cộng.

Nhưng một điều dễ thấy là radio, truyền hình hay loa phóng thanh đều không phải sự thay thế lý tưởng cho các lớp học trực tuyến trên internet. Sự xuất hiện của các hình thức lớp học như thế này giữa mùa COVID-19 cho thấy những trở ngại to lớn mà Ấn Độ vấp phải khi triển khai giáo dục trực tuyến trên hạ tầng công nghệ thông tin.

Nữ sinh Ấn Độ ở ngoài lề các lớp học online ảnh 8

Với rất nhiều người, việc tiếp cận thế giới số vẫn là giấc mơ xa vời.

Ấn Độ vốn là quốc gia có lượng người dùng internet đông thứ 2 thế giới, và có số người sử dụng mạng xã hội hàng đầu thế giới, đồng nghĩa với việc Ấn Độ là một trong những thị trường công nghệ thông tin quan trọng hàng đầu của thế giới. Tuy nhiên, những tiện ích của công nghệ không đến được với đa số người dân. Với rất nhiều người, việc tiếp cận thế giới số vẫn là giấc mơ xa vời.

Thiệt thòi nhất, không ai khác, vẫn là những trẻ em gái đang nỗ lực thay đổi cuộc đời thông qua con đường học hành. Dịch COVID-19 và nhu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giới và những thách thức hiện hữu đối với các nữ sinh Ấn Độ.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.