OECD tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Mexico trong năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) ngày 21/2 một lần nữa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Mexico trong năm 2022, từ mức 3,3% xuống còn 2,3%, đồng thời dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế thứ 2 Mỹ Latinh chỉ đạt mức tăng 2,6% vào năm 2023.
OECD tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Mexico trong năm 2022

Báo cáo của OECD đánh giá triển vọng tăng trưởng kinh tế trung hạn của Mexico đã xấu đi. Thỏa thuận thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) có thể tạo động lực mới cho tăng trưởng, nhưng Mexico cần triển khai một chương trình cải cách rộng rãi để tái kích hoạt đầu tư và tăng năng suất.

OECD đánh giá tăng cường đầu tư và tăng năng suất là những ưu tiên chính để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của Mexico. Bất ổn xung quanh việc xây dựng các chính sách quốc gia, đặc biệt là với các đề xuất cải cách thị trường điện năng, đã làm suy yếu môi trường đầu tư. Tuy nhiên, với một khung chính sách đầy đủ, tiềm năng phục hồi đầu tư là rất cao.

Bên cạnh đó, Mexico có thể được hưởng lợi nhiều hơn nữa từ sự phục hồi mạnh mẽ của Mỹ - đối tác thương mại số 1 của nước này - và các hoạt động tái tổ chức đang diễn ra trong chuỗi cung ứng toàn cầu để tiếp cận với thị trường tiêu dùng.

OECD khuyến nghị Chính phủ Mexico triển khai một gói cải cách cơ cấu sâu rộng nhằm thúc đẩy sự bao trùm về tài chính; tăng cường kiểm soát tham nhũng; giảm các rào cản đối với thương mại, đầu tư và tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động. Uớc tính, sau 10 năm, GDP bình quân đầu người ở Mexico sẽ tăng thêm 25%.

Ngoài ra, OECD cũng khuyến cáo Mexico thực hiện một chiến lược toàn diện để giảm tỷ lệ việc làm phi chính thức, vốn chiếm tới 55% tỷ lệ việc làm trong nền kinh tế; cải thiện nguồn thu ngân sách từ thuế để có thêm nguồn chi tiêu xã hội cho y tế và giáo dục, những khía cạnh bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch COVID-19.

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.