Ông Hà Văn Thắm và phi vụ Kem Tràng Tiền 500 tỷ đồng

(Ngày Nay) - Chi 500 tỷ đồng để thâu tóm Kem Tràng Tiền, ông Hà Văn Thắm và công ty của mình đang được hưởng gì từ công ty này?
Kem Tràng Tiền trở thành trái ngọt cho ông Hà Văn Thắm
Kem Tràng Tiền trở thành trái ngọt cho ông Hà Văn Thắm

Thương vụ ồn ào

Kem Tràng Tiền là một trong những thương hiệu lớn, gắn liền với ký ức nhiều thế hệ Hà thành. Vì vậy, Kem Tràng Tiền không chỉ là một sản phẩm kinh doanh thông thường, nó còn gách vác "sứ mệnh" trở thành một phần "hồn" Hà Nội.

Thế nhưng, Kem Tràng Tiền khiến các nhà kinh tế sốc vì năm 2000, khi cổ phần, giá trị doanh nghiệp được xác định chỉ vỏn vẹn 3,2 tỷ đồng. Đó là mức giá quá rẻ cho một thương hiệu giàu truyền thống, và đặc biệt cho một doanh nghiệp sở hữu mảnh đất vàng có thị giá hàng tỷ đồng trên mặt phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Vì Kem Tràng Tiền được định giá quá rẻ nên các nhà đầu tư không tiếc tay thâu tóm doanh nghiệp này. Thời gian đầu, dư luận đồn thổi ông chủ mới của Kem Tràng Tiền là công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC), đơn vị do ông Hà Văn Thắm nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Và tin đồn đã được chứng minh là sự thật khi năm 2010, Ocean Hospitality (OCH), công ty con của OGC công bố mua Kem Tràng Tiền với giá 500 tỷ đồng, cao gấp 15 lần định giá. Tuy nhiên, nhiều kỳ báo cáo tài chính trôi qua, Kem Tràng Tiền vẫn chưa được ghi nhận là "công ty con" của OCH.

Sau nhiều năm, số tiền 500 tỷ đồng mà Ocean Hospitality chi ra mua 99,17% cổ phần của Tràng Tiền vẫn “treo” tại khoản “Phải thu dài hạn khác” dưới tên ông Hà Trọng Nam, chứ không được tính vào khoản đầu tư tại Kem Tràng Tiền.

Phải tới báo cáo tài chính 2013 đã được kiểm toán, Kem Tràng Tiền mới chính "là con" của OCH.

Trong đại hội đồng cổ đông, ông Hà Văn Thắm khẳng định việc mua lại kem Tràng Tiền với mức giá 500 tỷ đồng là mức giá hợp lý, có giấy tờ đầy đủ và bao gồm cả giá trị khu đất 1.300 m2 của kem Tràng Tiền cũng như giá trị thương hiệu.

Đến năm 2013, khi Kem Tràng Tiền được xác định là "con" OCH thì nhà đầu tư đã tin rằng OCH đích thực là chủ của công ty này. Tuy nhiên, trong tháng 7/2016, dư luận lại một lần nữa xôn xao trước thông tin Kem Tràng Tiền đổi chủ.

Tập đoàn Hoàng Phát VISSAI bất ngờ công bố thông tin dự án tại khu đất 35 Tràng Tiền. Tuy nhiên đến nay, Hoàng Phát VISSAI đã xóa cái tên 35 Tràng Tiền trong danh sách dự án của mình.

Còn trong báo cáo tài chính quý 1/2017 của OCH, Kem Tràng Tiền vẫn được ghi nhận là công ty "cháu" của OCH. Cụ thể, Kem Tràng Tiền là công ty con của công ty cổ phần bánh Givral, công ty con của OCH.

Đã được hưởng trái ngọt

Công ty cổ phần Kem Tràng Tiền được xác định giá trị nằm chủ yếu ở mảnh đất vàng rộng 2.000m2 trên mặt phố Tràng Tiền. Tính theo thị giá hiện tại, mảnh đất này có giá trị ít nhất 2.000 tỷ đồng.

Thế nhưng, điều đó không có nghĩa các bộ phận khác của Kem Tràng Tiền không có giá trị. Là một thương hiệu lâu đời nên Kem Tràng Tiền đã mang về khá nhiều lợi ích cho OCH.

Theo báo cáo tài chính quý 1/2017 của OCH, tại thời điểm 31/3, Kem Tràng Tiền mang về 64,5 tỷ đồng lợi thế thương mại cho OCH. Con số này cuối quý 4/2016 là 64,9 tỷ đồng.

Tại thời điểm 31/12/2013, khoản lợi thế thương mại mà Kem Tràng Tiền mang về cho OCH là gần 93 tỷ đồng. Trong khi đó, theo báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán 2013 của OCH, khoản mục này chưa phát sinh trong năm 2012.

Sang quý 1/2014, Kem Tràng Tiền giúp OCH có được khoản lợi thế thương mại lên tới 90 tỷ đồng, cao nhất trong các khoản lợi thế mà các công ty con của OCH mang về. Đứng ngay sau Kem Tràng Tiền là công ty cổ phần Viptour Togi với 74 tỷ đồng.

Lợi thế thương mại OCH có được từ Kem Tràng Tiền trong quý 2, quý 3 và quý 4/2014 là 88 tỷ đồng, 86 tỷ đồng, 83 tỷ đồng.

Lợi thế thương mại được xem như một tài sản vô hình trong bản cân đối kế toán bởi vì nó không phải một tài sản thực tế như nhà xưởng hay trang thiết bị. Lợi thế thương mại thường phản ánh giá trị của tài sản vô hình như thương hiệu mạnh, mối quan hệ tốt với khác hàng, mỗi quan hệ tốt với nhân viên hoặc bất cứ bằng sáng chế hay công nghệ phù hợp nào.

Hiểu đơn giản thì lợi thế thương mại là phần chênh lệch giữa số tiền mà một doanh nghiệp bỏ ra để mua một doanh nghiệp khác với giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp được mua.

Theo VTC News

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.