Ông Hồ Hùng Anh tái đắc cử Chủ tịch HĐQT Techcombank

(Ngày Nay) -Tái đắc cử Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp, ông Hồ Hùng Anh cho biết, Hội đồng Quản trị mới sẽ tiếp tục triển khai thực hiện mô hình kinh doanh lấy khách hàng làm trọng tâm.
Tại Đại hội đồng cổ đông, các cổ đông cũng đã nhất trí bầu chọn 8 thành viên mới của Hội đồng Quản trị và 3 thành viên mới của Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2019-2024.
Tại Đại hội đồng cổ đông, các cổ đông cũng đã nhất trí bầu chọn 8 thành viên mới của Hội đồng Quản trị và 3 thành viên mới của Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2019-2024.

Đồng thời, tiếp tục đầu tư vào công nghệ để phát triển nền tảng số và phân tích dữ liệu lớn , hoàn thành và  nâng cao báo cáo tài chính, năng lực quản trị rủi ro dựa trên thông lệ trong nước và quốc tế, giúp ngân hàng đạt mức xếp hạng tín nhiệm cao từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín trên thế giới.

Tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông Techcombank 2019,  các cổ đông cũng đã nhất trí với  kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành 10 triệu cổ phiếu cho Cán bộ nhân viên qua Chương trình ESOP. 

Bên cạnh đó, các cổ đông cũng đã đồng thuận cao với kế hoạch của Techcombank tiếp tục giữ lại lợi nhuận để đầu tư vào các sáng kiến giúp tăng vốn chủ sở hữu và tạo đà cho tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lại.  Đây là chiến lược đã tạo nên sự thành công cho Ngân hàng khi giúp tăng vốn chủ hữu gấp 3 lần trong vòng 3 năm vừa qua, và đưa Techcombank trở thành một trong hai ngân hàng Việt Nam đầu tiên gia nhập Câu lạc bộ 10.000 tỷ VNĐ.

Ông Hồ Hùng Anh tái đắc cử Chủ tịch HĐQT Techcombank ảnh 1

Năm 2019, Techcombank đặt mục tiêu đạt lợi nhuận 11.750 tỷ VNĐ lợi nhuận trước thuế, tăng 10% so với cùng kỳ năm
trước.

Tại Đại hội, HĐQT cũng đưa ra các mục tiêu chính của đại hội, bao gồm lợi nhuận dự kiến trước thuế (PBT) là 11.750 tỷ đồng cho năm 2019, tương ứng với mức tăng trưởng 10%. Ngoài ra, ngân hàng đặt mục tiêu tăng tổng tài sản lên 375.821 tỷ đồng và số dư tín dụng là 245.366 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng  lần lượt là 17% và 13% so với 2018. Đồng thời, ngân hàng cũng lên kế hoạch để đảm bảo giữ tỉ lệ nợ xấu nhóm 3-5 ở mức dưới  2,5%.

Chiến lược của Techcombank sẽ chú trọng tăng trưởng đóng góp từ phí dịch vụ nhờ triển khai vận hành hệ thống ngân hàng giao dịch hiện đại đối với khách hàng doanh nghiệp và nâng cao trải nghiệm khách hàng qua các sản phẩm thẻ bảo hiểm nhân thọ, thanh toán trực tuyến, đặc biệt là thanh toán tự động với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Song song, Techcombank phát triển các giải pháp mới trong các lĩnh vực cho vay mua nhà, mua xe, tín dụng và thanh toán, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng.

Ngân hàng sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động  thay đổi cấu trúc dư nợ khi chuyển trọng tâm tăng trưởng từ khối ngân hàng bán buôn sang ngân hàng bán lẻ, để hạn chế rủi ro tập trung, tăng biên lợi nhuận toàn hàng và tỉ lệ an toàn vốn CAR theo chuẩn Basel II.

“Với phương châm đặt khách hàng là trọng tâm trong từng hoạt động hàng ngày, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng của mình những giải pháp tài chính toàn diện để phục vụ đời sống tài chính của người dân và doanh nghiệp Việt Nam. Ban lãnh đạo ngân hàng luôn giữ vững niềm tin và sự kiên định đưa Techcombank đạt được thành công những mục tiêu vượt trội của mình”, Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết.

Năm 2018 Techcombank là ngân hàng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam đạt mức lợi nhuận trước  thuế đến 10.600 tỷ đồng, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, Techcombank cũng đã huy động vốn thành công, nâng mức chỉ số an toàn vốn lên 14,3%, cao hơn đáng kể mức quy định của Ngân hàng nhà nước và mức yêu cầu tối thiểu theo Basel II.  

Ngân hàng cũng đã nới trần tăng trưởng tín dụng thêm 20% lên hơn 17 nghìn tỷ đồng, phù hợp với giới hạn do Ngân hàng Nhà nước đặt ra và tăng tổng tài sản lên 310 nghìn tỷ đồng. Tăng trưởng tín hơn 18%, tăng tổng số tiền gửi lên hơn 207 nghìn tỷ đồng, 29% trong số đó là CASA chi phí thấp.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận
Cô Haruka Uto cùng 3 robot thú cưng AI. Ảnh: ABC News
Robot thú cưng AI - giải pháp cho "đại dịch cô đơn"
(Ngày Nay) - Haruka Uto sống một mình tại Tokyo (Nhật Bản) cùng một số người bạn lông xù, nhưng chúng không phải là thú cưng thông thường. Hai “vật nuôi” màu nâu và màu xám của cô thực chất là robot trí tuệ nhân tạo (AI) có tên Moflin.
Biểu tượng Tập đoàn công nghệ Mỹ OpenAI. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc đua AI giữa Mỹ và Trung Quốc nóng lên với DeepSeek
(Ngày Nay) - Một cuộc rượt đuổi mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đang diễn ra, với sự xuất hiện của DeepSeek, một mô hình AI đầy hứa hẹn từ Trung Quốc, đang làm rung chuyển cán cân quyền lực với các đối thủ từ phương Tây.