Ông Putin và chặng đường 15 năm thay đổi hoàn toàn 'con gấu' Nga

15 năm kể từ khi ông Putin nắm quyền lực, nước Nga hoàn toàn thay đổi. Dù bất mãn hay yêu mến Putin cũng khó có thể phủ nhận rằng, ông có ảnh hưởng lớn với nước Nga và thế giới.
Ông Putin và chặng đường 15 năm thay đổi hoàn toàn 'con gấu' Nga

Cùng xem lại chặng đường 15 năm nắm quyền lực và thay đổi nước Nga cũng như những ảnh hưởng của vị chính khách khổng lồ của nước Nga này với thế giới:

Kinh tế

Khi ông Putin bước vào nhiệm sở, Nga vừa thoát khỏi mớ hỗn loạn của những cải cách thị trường năm 1990 và cuộc khủng hoảng tài chính 1998. Vị tổng thống mới trong khi cắt giảm thuế cho doanh nghiệp thì lại khôi phục quốc hữu hóa một số lĩnh vực chính.

Ông Putin và chặng đường 15 năm thay đổi hoàn toàn 'con gấu' Nga - anh 1

Tổng thống Nga Putin là nhân vật gây ảnh hưởng nhất năm 2015

Khi giá dầu - mặt hàng xuất khẩu chính của Nga - tăng mạnh, Nga bước vào một kỷ nguyên thịnh vượng chưa từng thấy và Putin được ghi nhận vì điều đó. Thực tế thu nhập khi đó gấp đôi từ 1999 với 2006.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của Nga xuống còn một nửa. Moscow không đạt được nhiều tiến bộ trong việc đa dạng hóa nền kinh tế hay hiện đại hóa các ngành công nghiệp Nga. Thậm chí trước khi giá dầu sụt giảm và phương Tây áp dụng biện pháp trừng phạt kinh tế vì cuộc khủng hoảng Ukraina thì nền kinh tế Nga cũng bị dự đoán sẽ trì trệ lâu dài.
Mặc dù Tổng thống Putin gần đây cho rằng, phản ứng của chính phủ với cuộc khủng hoảng đồng rúp vào cuối 2014 là "tối ưu" thì rất nhiều người vẫn đổ lỗi cho việc ngân hàng trung ương Nga tăng lãi suất đột ngột, việc công ty dầu khí quốc gia Rosneft phát hành trái phiếu đã nhấn chìm đồng tiền Nga.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin đã nhắc nhở Putin hồi tháng 4 rằng, 7% tăng trưởng GDP vào cuối nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông đã giảm chỉ còn 0,6% trong năm 2014 và nền kinh tế Nga có thể bước vào suy thoái trong năm 2015.

Một nước Nga khẳng định vị thế trên trường quốc tế với tiếng nói đáng kể, nhưng cũng phải đối mặt với sự cô lập, cấm vận và thậm chí khả năng xảy ra cuộc chiến tranh lạnh mới. Trong nước, dù kinh tế suy giảm nhưng đương kim Tổng thống vẫn giành được tỉ lệ ủng hộ cao hơn bất kỳ nhà lãnh đạo Kremlin nào - 86% trong tháng 2.

Gia tăng dân số?

Putin nắm quyền khi dân số Nga sụt giảm ở mức báo động. Nga - với số dân khoảng 150 triệu người khi Liên Xô sụp đổ - mỗi năm mất gần 1 triệu người cùng với xu thế không muốn sinh thêm con khiến dân số Nga ngày càng già và ít đi.

Ông Putin và chặng đường 15 năm thay đổi hoàn toàn 'con gấu' Nga - anh 2

Vào năm 2010, dân số Nga bắt đầu gia tăng trở lại nhờ kinh tế, tài chính phục hồi dưới thời Putin

Tuy nhiên, xu thế này đã bị đảo ngược. Vào năm 2010, dân số Nga bắt đầu gia tăng trở lại. Lý do giải thích chính là kinh tế - tài chính phục hồi dưới thời của Putin. Nga hiện có hơn 146 triệu người, tăng so với con số 142 triệu năm 2008.

Tuy nhiên, khi kinh tế không có nhiều triển vọng lạc quan, thì xu thế này có thể bị đảo ngược lần nữa.

Ukraina, Grudia và vùng lân cận

Cuộc xung đột Ukraina đã phá vỡ mối quan hệ giữa Nga và phương Tây. Một số nhà phân tích chỉ ra nó là ví dụ mới nhất việc ông Putin đang khẳng định "quyền" của Nga ở khu vực từng là sân sau - gọi là vùng lân cận.
Những người từng bất ngờ về việc Putin sáp nhập Crưm có thể còn nhớ rằng: sáu năm trước, ông đã đặt ra cái gọi là "học thuyết Putin" ở Grudia. Nghĩa là Nga sẽ sử dụng quân đội để bảo vệ lợi ích của mình trong phạm vi ảnh hưởng ngày càng bị thu hẹp vì NATO.
Canh bạc Ukraina rủi ro hơn Crưm. Dư luận chắc chắn ủng hộ chuyện sáp nhập Crưm nhưng không phải là ở Donetsk và Luhansk.
Các biện pháp cấm vận khiến giá dầu lao dốc và ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế Nga. Putin ở cương vị lãnh đạo đất nước, đã đạt được ít nhiều mục tiêu chiến lược, nhưng không có nghĩa không phải trả giá.

Đối lập với NATO

Dưới thời Yeltsin, Nga theo đuổi một chính sách hợp tác miễn cưỡng với NATO. Nhưng tất cả đã thay đổi dưới thời Putin. Kể từ buổi phỏng vấn đầu tiên với BBC, Putin đã nhấn mạnh rằng, sự mở rộng về phía đông của NATO là một mối đe dọa với nước ông.
Giờ đây, Moscow cuối cùng đã có sức mạnh quân sự để đẩy lùi ảnh hưởng của NATO. Theo một báo cáo hồi tháng 11/2014 về sự gia tăng số lần đụng độ quân sự giữa Nga, Phương Tây, NATO đã huy động máy bay chiến đấu chặn máy bay Nga hơn 100 lần tính đến tháng 10 năm ngoái, gấp 3 lần năm 2013.
Sự quyết liệt của Nga khiến Ba Lan và các nước vùng Baltics và cả Bắc Âu lo lắng. Thậm chí, Thụy Điển và Phần Lan cũng bắt đầu cân nhắc khả năng gia nhập NATO.

Lập trường của Putin được sự ủng hộ lớn ở Nga, và cả ở một số phương Tây - những người tin rằng, NATO tồn tại chỉ để đối phó với những bất an tạo ra từ chính sự tồn tại của khối.

Xoay trục châu Á

Luôn là người ủng hộ thế giới đa cực, Putin những năm gần đây đã thay đổi chiến lược, mở rộng hợp tác kinh tế và quân sự sâu rộng với các quốc gia châu Á - những nền kinh tế đang tăng trưởng, khát khao nguồn năng lượng Nga.
Năm ngoái, ông đã ký 2 thỏa thuận lớn cung cấp khí tự nhiên cho TQ, một hợp đồng trong đó trị giá 400 tỉ USD. Cuối tháng này, hai nước sẽ tiến hành tập trận hải quân chung ở Địa Trung Hải.

Nga cũng chuẩn bị xuất khẩu công nghệ đường sắt sang Triều Tiên. Mối quan hệ xấu đi với EU khiến Nga hồi tháng 12 đã hủy bỏ việc xây dựng hệ thống ống dẫn sang Bulgaria và thay vào đó là xoay trục mạnh hơn hướng về châu Á.

Theo VietnamNet

*Tiêu đề đã được Ngaynay.vn đặt lại

Xem thêm:

- Tổng thống Putin: Lệnh trừng phạt Nga của phương Tây hoàn toàn vô nghĩa

- Tổng thống Nga Putin đứng đầu 100 nhân vật gây ảnh hưởng nhất năm 2015

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?