Palmayra đau thương của Syria

Chiến thắng của quân đội chính phủ Syria tại thành phố cổ Palmyra mở ra cánh cửa giúp thành phố thoát khỏi cuộc sống đen tối dưới bàn tay cai trị tàn bạo của tổ chức khủng bố IS.
Palmayra đau thương của Syria

Chiến thắng của quân đội chính phủ Syria tại thành phố cổ Palmyra không chỉ mở ra cánh cửa cho họ đi đến chiến thắng trước tổ chức khủng bố, nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), mà nó còn mở cánh cửa cho thành phố thoát khỏi cuộc sống đen tối dưới bàn tay cai trị tàn bạo của tổ chức khủng bố IS.

Lịch sử huy hoàng

Palmyra trong tiếng A rập là Tadmur, thành phố cổ nằm trên một ốc đảo giữa sa mạc, cách thủ đô Damacus khoảng 15km về phía Đông Bắc. Đây là thành phố có nhiều di tích lịch sử quan trọng dược xây dựng hàng trăm năm trước Công nguyên.

Điều đặc biệt của thành phố này là điểm dừng chân của các đoàn caravan trên tuyến đường thông thương từ Ba Tư ra biển Địa Trung Hải và sau này trở thành 1 nhánh trên con đường Tơ lụa nổi tiếng từ Đông sang Tây.

Chính nhờ đặc điểm thú vị này, Palmyra trở thành thành phố thịnh vượng của thời cổ đại, khiến nhiều đế chế khát khao muốn chiếm được nó, nhưng cũng có những vị hoàng đế hào phóng trước vẻ huyén ảo của nó mà cho phép nó dược tự do. Palmyra cũng có thời kỳ là một vương quốc độc lập. Đó tà khi đế chể La Mã suy yếu và sự nổl lên cùa người Ba Tư khiến cho người dân Palmyra quyết định phải có người lãnh ố sức mạnh quàn đội nhằm ;hống lại mối đe dọa của người Ba Tư.

vế kiến trúc và nghệ thuật cùa thành phố, Palmyra là sự pha trộn giữa phong cách Hy Lạp và các đặc trưng của nghệ thuật vùng sông Euphrates. Theo nhà sử học Michael Rostovtzeff, nghệ thuật của Palmyra bị ảnh hưởng bởi người Parthia, những người có phong cách nghệ thuật pha trộn giữa phong cách của Hy Lạp và Ba Tư.

Palmyra có một quần thể di tích khá đó sộ với những di chỉ có tuổi đời trên 2000 năm với rất nhịéu đén thờ và hầm mộ cùa nhiều nén văn hóa, tôn giáo chống lấn lên nhau. Chính những sự pha trộn độc dáo trên tạo nên sự cuốn hút của Palmyra, nơi những du khách đến để ngắm nhìn những tác phẩm kiến trúc mang dấu ấn của Đế chế La Mã giữa sa mạc mênh mông khô cằn.

Điêu tàn Vì chiến tranh

Với vị trí địa lý của mình, Palmyra là điểm giao thoa giữa các nền văn hóa, và lịch sử.

Tuy nhiên, yếu tó vị trí địa lý làm nên sự thịnh vượng của thành phổ cũng khiến Palmyra trở thành vị trí đáng chú ý trên bản đổ quân sự. IS đã không bỏ qua nó trong tham vọng tiến về vùng đông dân cư ở phía Tây của Syria hồi giữa năm 2015.

Palmayra đau thương của Syria ảnh 1

Palmyra điêu tàn vì chiến tranh

Cần biết rằng, thời điểm đàu năm 2015, là khoảng thời gian khó khăn của quân đội chính phủ Syria, họ liên tục thua trận và mất nhiếu vị trí chiến lược vào tay các lực lượng chõng đòi. Trong khi đó, IS vàn không thề công phá nổi thành phố Deir ez-Zor nằm ở cực Đông của Syria. Bởi lực lượng quân đội đóng tại thành phố này được sự chi huy của một chiến tướng lão luyện - trung tướng Issam Zahreddine.

Thay vì tiếp tục tấn công vào thành phố Deir ez-Zor, IS chuyển hướng sang Palmyra, thành phố nằm trên trục đường tiếp liệu cho Deir ez- Zor. Chỉ cần chiếm thành phổ này và chiếm sân bay Deir ez- Zor, IS sẽ khiến cả thành phố Deir ez-Zor kiệt quệ trong vòng vây của chúng. Điếu thứ nhất IS đã làm được, tuy nhiên chúng đã không làm được điểu thứ 2, và cho đến hiện nay Zahreddine vẫn giữ được sân bay cho Deir ez-Zor và thành phố vẫn đứng vững.

Quay trở lại Palmyra, thành phố nằm trơ trọi giữa sa mạc không thể chống đỡ trước sức tấn công của IS. Chỉ khoảng vài giờ trước khi IS tiến vào thành phố, các nhân viên quản lý bảo tàng Palmyra đã sơ tán được một số hiện vật của bảo tàng lên 2 chiếc xe tải và chở vế thủ đô Damacus. Tuy nhiên số hiện vật được "giải thoát" là quá ít ỏi. Rất nhiều tác phẩm điêu khắc, hiện vật của thành phố đã bị tuồn ra thị trường chợ đen sau đó.

Chỉ trong vòng 3 tháng sau khi chiếm được Palmyra, IS đã vét sạch sành sanh những hiện vật quý giá ở đây. Ngoài việc khoắng gọn những gì còn sót lại tại viện bảo tàng, những kẻ khủng bố này còn dùng thuốc nồ phá sập hàng loạt đền thờ, lăng mộ, hay bất cứ thứ gì không thuộc đạo hồi Sunni. Ngay cả những công trình về kiến trúc không mang ý nghĩa tôn giáo cũng bị phá sập. Tình hình trở nên tồi tệ đến nỗi Liên Hợp Quốc phải ra tuyên bố rằng những hành động của IS tại Palmyra là tội ác chiến tranh. Chỉ đến khi quân đội chính phủ Syria chiếm lại được thành phố, các học giả mới có cơ hội tiếp cận thành phố và đánh giá các thiệt hại mà IS gây ra. Các đánh giá ban đầu được cho là không quá bi quan. Nhà khảo cổ học Maamoun Abdulkarim, còn được biết tới với biệt danh “Ngài Palmyra” cho biết, khoảng 80% các khu vực cần được bảo vệ theo danh sách của Unesco vẫn có giá trị. Abdulkarim cũng khẳng định, IS cố gắng phá hủy các di chỉ này, tuy nhiên chúng hiểu là nếu tiếp tục phá hủy hoàn toàn thành phố, cư dân địa phương sẽ tấn công chúng.

Nỗi đau của người dân

Hiển nhiên các di tích của Palmyra không chỉ là niềm tự hào của người dân nơi đây mà còn là nguồn sống nuôi sống họ. Việc IS cho nổ tung các lăng mộ, đền thờ, không chỉ giết chết niềm tự hào của cư dân mà còn là chặt đứt kế sinh nhai của họ. Palmyra là thành phố đặc biệt, những con người sinh ra tại nơi đây cũng có những tình yêu đặc biệt với nó. Một trong số đó là nhà khảo cổ học Khaled Assad, người đàn ông có họ gần giống với người đứng đầu đất nước này. Ông sinh ra tại chính Palmyra và dành trọn cuộc đời cho thành phố di sản này. Khaled Assad là người phụ trách quản lý khu di tích Palmyra, di sản thế giới được Unessco công nhận, ông giữ cương vị đó trong 40 năm liên tục, và người kế nhiệm ông là con trai ông, người cũng bị IS bắt giữ khi chúng chiếm thành phố.

Sau khi chiếm thành phố, IS đã cho bắt giữ Khaled cùng con trai ông, chúng đã tra khảo ông suốt một tuần về những nơi cất giấu kho báu hay các cổ vật có giá trị, tuy nhiên ông đã không khai 1 lời. Cuối cùng, IS đã cho chặt đầu Khaled công khai trước người dân của thành phố. Hiện số phận của người con trai ông vẫn còn là một bí ẩn.

Khaled không phải là người duy nhất bị IS sát hại. Sau khi giải phóng thành phố khỏi IS, quân đội chính phủ Syria đã khám phá ra một hố chôn người tập thể với hơn 40 thi thể, rất nhiều trong số đó là phụ nữ và trẻ em. Rất nhiều người khác có số phận không rõ ràng trong thời kỳ chiếm đóng của IS. Nhiều người dân cho biết người thân của họ bị bắt đi ngay trước thời điểm thành phố được giải phóng.

Man rợ hơn, IS đã tổ chức cài bom toàn thành phố và dự định khi chính phủ Syria cho đóng điện trở thành phố, tất cả sẽ nổ tung, chôn vùi binh lính, người dân, tất cả những di tích còn lại của Palmyra. Tuy nhiên, may mắn là đã có người thông báo với quân chính phủ để kịp thời ngăn chặn thảm họa này.

Triển vọng tái thiết

Như trên đã nói, mặc dù bị tàn phá nặng nề tuy nhiên tình trạng của những di chỉ còn sót lại cũng không hẳn là quá tệ. Các nhà khảo cổ cho biết, hoàn toàn có thể tu sửa các di tích bị hư hại. Hơn nữa, rất nhiều cổ vật quý báu đã được các nhà khoa học, người dân cất giấu hoặc di tản khởi Palmyra nên IS chưa thể đụng tới. Những cổ vật này sẽ được trả lại cho thành phố khi điều kiện an ninh cho phép. Ngoài ra, việc thu hồi các cổ vật bị bán trái phép ra khỏi Syria là rất cần thiết và nó đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng Quốc tế.

Tuy nhiên, tái thiết một thành phố hàng nghìn năm tuổi bị tàn phá bởi chiến tranh là công việc rất khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức và trí tuệ của các nhà khoa học trên thế giới. Sẽ là cả một hành trình dài để tái thiết thành phố, nhất là trong khi đất nước Syria vẫn còn đang trong tình trạng chiến tranh. Có thể nói, hành động nhằm xóa bỏ lịch sử của IS đã thất bại. Thành phố Palmyra còn tồn tại có một phần công sức và sự hy sinh quả cảm của người dân Palmyra trong nỗ lực giữ lại cho đời sau những công trình, những tác phẩm nghệ thuật quý báu.

Palmyra phản ánh một thực tế tàn khốc của Syria, chiến tranh không loại trừ bất cứ ai, dù là người bình thường hay các tác phẩm quý báu có tuổi đời hàng nghìn năm. Không ai có thể tưởng tượng được các bức tượng quý báu bị bàn tay man rợ đục lấy khuôn mặt đem bán, những khu đền với tuổi đời hàng ngàn năm bị cho nổ tung thành những mảnh nhỏ.

Syria dường như đang chứng minh cho cả thế giới thấy cái giá của chiến tranh là không hề nhỏ.

Palmyra không phải là nơi duy nhất chịu những đau thương đó trên mảnh đất Syria. Trong 5 năm chiến tranh, biết bao di tích cổ ở Damacus, Aleppo, Homs phải gánh biết bao bom đạn trên mình. Liệu sau chiến tranh, dù bên nào thắng đi chăng nữa, thì người Syria còn lại gì ngoài đống đổ nát? Nhất là những di tích khảo cổ quý báu, một khi đã bị phá hủy thì giá trị của nó cũng không còn. Chưa kể hàng ngàn cổ vật quý giá trôi nổi ra nước ngoài và khả năng thu hồi lại là gần như bằng không.

Nguyễn Đình Anh

Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.