Phá định kiến, trả lại quyền được giáo dục cho phụ nữ

[Ngày Nay] - Ở Ấn Độ, một phụ nữ được tiếp xúc với nền giáo dục nước nhà, được bước chân vào lớp học hay giảng đường vẫn là một “kỳ tích” khi mà thân phận những người phụ nữ trong xã hội vẫn bị “lép vế” so với nam giới.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Con đường chông gai tới lớp học

Phụ nữ chiếm 48,5% dân số Ấn Độ. Theo điều tra dân số của nước này năm 2011, tỷ lệ biết chữ của nữ giới chỉ là 65,46% (trái ngược với tỷ lệ biết chữ của nam giới là 82,14%) trên tổng dân số nữ của Ấn Độ. Mặc dù hiện nay số phụ nữ được đi học, biết chữ đã có sự gia tăng đáng kể số, khoảng cách này cũng dần được thu hẹp, nhưng nó vẫn còn tồn tại trong xã hội nhiều định kiến ở Ấn Độ.

Thời gian qua, Ấn Độ đã đi một chặng đường dài trong cuộc chiến bình đẳng giới và phá vỡ định kiến thay đổi cuộc sống của hàng triệu phụ nữ. Mặc dù có những nhân vật tiêu biểu như Mẹ Teresa, Indira Gandhi, Kalpana Chawla và Sania Mirza nhưng một bộ phận lớn phụ nữ ở khu vực nông thôn, ít học của đất nước này vẫn không có cơ hội được tiếp xúc với nền giáo dục cơ bản.

Quyền được giáo dục đã cho phép cac bé gái được đi học miễn phí nhưng không vì thế mà con đường đến trường của họ suôn sẻ vì họ vẫn gặp phải vô số rào cản từ gia đình, xã hội.

Ở nông thôn Ấn Độ, phần lớn người dân còn nghèo và không đủ khả năng cho tất cả các con mình đi học. Khi phải đưa ra lựa chọn, họ nói rằng thích con trai đi học hơn con gái bởi họ cho rằng khi lớn lên, người con gái sẽ kết hôn và đi nơi khác còn con trai mới là người lo cho cuộc sống sau này của họ.

Ở nông thôn Ấn Độ, phần lớn người dân còn nghèo và không đủ khả năng cho tất cả các con mình đi học. Khi phải đưa ra lựa chọn, họ nói rằng thích con trai đi học hơn con gái bởi họ cho rằng khi lớn lên, người con gái sẽ kết hôn và đi nơi khác còn con trai mới là người lo cho cuộc sống sau này của họ. Do đó, rất nhiều ông bố bà mẹ cân nhắc về việc cho con gái đi học, thông thường suất học đó sẽ dành ưu ái cho các bé trai.

Các cô gái ở Ấn Độ hiện nay vẫn bị giới hạn trong 4 bức tường để thực hiện nghĩa vụ của “người phụ nữ gia đình” vì người ta tin rằng việc cho con gái đi học, biết nhiều sẽ khiến chúng trở nên hay đòi hỏi và không chịu làm việc nhà. Tâm lý bảo thủ của nhiều ông bố bà mẹ cho rằng việc cho con gái đi học là không cần thiết.

Bên cạnh đó, mặc dù không còn nhiều, nhưng những cuộc hôn nhân sớm ở tuổi vị thành niên cũng là một trong những lý do khiến các cô gái không được đi học, sớm bước chân vào con đường phục vụ chồng con, gia đình chồng.

Việc thiếu thốn các cơ sở giáo dục gần các ngôi làng vùng nông thôn, ngoại thành cũng là nguyên nhân khiến việc đến trường của những cô gái trở nên xa xỉ, vì các gia đình nghèo khó có thể đầu tư tiền cho con vừa đi học, vừa xử dụng các phương tiện giao thông đến trường.

Phá định kiến, trả lại quyền được giáo dục cho phụ nữ ảnh 1

Thay đổi nhận thứ - thay đổi tất cả

Các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ đã vạch rõ, muốn thay đổi thực trạng này, chỉ có con đường thay đổi nhận thức đối với giáo dục phụ nữ và giúp mọi trẻ em gái hiểu tác dung của việc học, biết tự lập và thực hiện ước mơ của mình bằng cách cho chúng cơ hội để học hỏi và phát triển. Giáo dục đối với phụ nữ nông thôn sẽ không chỉ thay đổi cuộc sống của họ mà của cả gia đình, thậm chí cả đất nước Ấn độ.

Theo Báo cáo giám sát toàn cầu năm 2013 của UNESCO, rất nhiều thay đổi quan trọng mà phụ nữ nông thôn được tiếp cận nền giáo dục sẽ mang lại trong cuộc sống của họ, cụ thể:

Những cô gái có trình độ học vấn cao thường ít kết hôn khi còn quá nhỏ, chưa đủ trưởng thành. Nếu tất cả các cô gái đều được học tiểu học, sẽ có ít hơn 14% hôn nhân trẻ em và nếu họ được hoàn thành bậc trung học, sẽ có ít hơn 2/3 cuộc hôn nhân trẻ em xảy ra.

Những cô gái có trình độ học vấn cao sẽ ít có khả năng sinh con sớm. Nếu tất cả các cô gái được học tiểu học, sẽ có ít hơn 10% các cô gái sẽ mang thai dưới 17 tuổi và nếu tết cả được học trung học, con số sẽ là 60%.

Giáo dục của các bà mẹ cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em. Nếu tất cả phụ nữ được học tiểu học, 1,7 triệu trẻ em sẽ được cứu khỏi tình trạng thấp còi do suy dinh dưỡng. Nếu phụ nữ được học trung học, 12 triệu trẻ em sẽ được cứu khỏi tình trạng thấp còi do suy dinh dưỡng.

Những cô gái có học thức có thể cứu hàng triệu mạng sống. Nếu tất cả phụ nữ có trình độ học vấn tiểu học, sẽ có ít hơn 15% trẻ em tử vong. Nếu tất cả phụ nữ có trình độ học vấn trung học, cái chết của trẻ em sẽ được cắt giảm một nửa, 3 triệu đứa trẻ sẽ được cứu sống.

Phụ nữ có giáo dục ít có khả năng tử vong khi sinh con hơn. Nếu tất cả các bà mẹ hoàn thành giáo dục tiểu học, tử vong mẹ sẽ giảm 2/3, cứu sống 98.000 người.

Phụ nữ có giáo dục có nhiều khả năng tìm việc hơn. Tỷ lệ phụ nữ đi làm có trình độ học vấn thấp hơn 50% nếu họ có trình độ học vấn tiểu học và 60% với giáo dục trung học.

Phụ nữ có giáo dục sẽ có nhận thức tốt hơn về việcc vệ sinh cá nhân, kinh nguyệt và sinh nở. Cứ 8 phút sẽ có một phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung và 10 người chết vì phá thai không an toàn mỗi ngày ở Ấn Độ. Những phụ nữ được giáo dục cơ bản sẽ ít có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Với nhận thức tốt hơn về các lựa chọn tránh thai và ngừa thai, họ có thể ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn đe dọa tính mạng.

Phá định kiến, trả lại quyền được giáo dục cho phụ nữ ảnh 2
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, tại Trung Quốc, 43,5% phụ nữ tham gia lực lượng lao động, ở Sri Lanka 34,5%, Bangladesh 29,5% và ở Ấn Độ 24,3%.

Tuy được đi học nhưng nhiều phụ nữ có trình độ học vấn cao ở Ấn Độ vẫn thất nghiệp. Phụ nữ đang rút khỏi lực lượng lao động với số lượng lớn và ngày nay, phụ nữ Ấn Độ ít hoạt động chuyên nghiệp hơn phụ nữ ở các nước láng giềng. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, tại Trung Quốc, 43,5% phụ nữ tham gia lực lượng lao động, ở Sri Lanka 34,5%, Bangladesh 29,5% và ở Ấn Độ 24,3%.

Điều đáng nói là phụ nữ có học vấn cao thất nghiệp nhiều hơn trước. Theo khảo sát gần đây của NSSO năm 2017 - 2018, ở khu vực thành thị, tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ có học vấn cao gấp đôi so với nam giới. Đối với phụ nữ có giáo dục ở nông thôn, tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2017 - 2018 ở mức 17,3% tăng 9,7% so với năm 2011 - 2012.

Đối với hầu hết phụ nữ ở nông thôn, việc thiếu cơ hội và thông tin đang cản trở họ tìm kiếm việc làm với mức lương cao.

Ở nông thôn, người phụ nữ sẽ phải tự mình nuôi dạy và chăm sóc con cái; làm 90% việc nhà như chăm sóc gia súc, chăm sóc người nhà, nấu ăn, dọn dẹp, lấy nước hoặc củi.

Do đó, hầu hết phụ nữ ít học đều rơi vào tình trạng khó khăn và rất cần thu nhập, họ đi làm việc trong các trang trại với tư cách là người làm công ăn lương hàng ngày dù tiền lương chẳng đáng là bao.

Bối cảnh trong thị trường việc làm đô thị dành cho phụ nữ cũng không hợp lý bởi nguy cơ quấy rối tình dục bao vây khắp nơi.

Ngoài ra, việc tắc nghẽn giao thông cũng là một vấn đề khiến cho người phụ nữ gặp khó khăn trên đường đi làm cũng như trở về nhà bởi nhiều người đàn ông thường muốn vợ mình có mặt ở nhà khi từ chỗ làm trở về.

Mặc dù vậy, giáo dục cho phụ nữ là công cụ mạnh mẽ nhất để thay đổi vị trí của họ trong xã hội. Giáo dục được coi là một cột mốc quan trọng để trao quyền cho phụ nữ vì nó trang bị cho họ kiến thức để đối phó với những thách thức, để đối đầu với vai trò truyền thống và thay đổi cuộc sống của họ.

TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?