Phá rừng và công cuộc 'sửa sai' của Nhật Bản

[Ngày Nay] - Thoạt nhìn, Nishiawakura (tỉnh Okayama) - một ngôi làng ở miền Nam Nhật Bản, trông đẹp như tranh vẽ. Những ngọn đồi bao quanh thung lũng mà Nishiawakura tọa lạc phủ một màu xanh đậm, rậm rạp. Nhưng đi dạo trong rừng sẽ nhận thấy rõ điều bất ổn, mặt đất khô cứng, cây cối mọc theo hàng đều tăm tắp, không hề có cảm giác lạc vào khu rừng rậm tự nhiên.

“Rừng ở đây khá tẻ nhạt. Về mặt sinh học và sinh thái học, đây là một hệ sinh thái đơn điệu” - Gerald Marten, nhà sinh thái học tại Trung tâm Đông Tây (Mỹ), người đã sống và thực hiện nghiên cứu nhiều năm ở Nhật Bản cho biết.

Con sông cũng có vẻ như không được tự nhiên, nước thì quá trong và không có nhiều cây xanh ven bờ hoặc sự sống khác. “Dưới sông này rất ít cá, lý do khả dĩ nhất có thể là do chúng tôi chỉ có cây thường xanh mọc xung quanh hai bờ sông”, Tabata Sunao, người đồng sáng lập Hyakumori, một công ty lâm nghiệp có trụ sở tại Nishiawakura, giải thích. “Cây thường xanh không rụng nhiều lá, do đó sẽ có ít khoáng chất và vitamin hơn đối với các loài bọ sống xung quanh, kéo theo đó là cá sống dưới sông sẽ ít thức ăn”.

Phá rừng và công cuộc 'sửa sai' của Nhật Bản ảnh 1

Nhìn từ xa, những khu rừng quanh làng Nishiawakura ở Nhật Bản trông đẹp như tranh, nhưng lại thiếu đa dạng sinh học.

Cảnh quan của Nishiawakura có thể trông tự nhiên, nhưng trên thực tế, đó là kết quả của một sáng kiến trồng cây quy mô lớn. Trong Thế chiến thứ hai, những vùng nông thôn có rừng rậm rộng lớn đã bị chặt phá gần như trống trơn để cung cấp năng lượng cho các nỗ lực chiến tranh của Nhật Bản - ông Marten nói.

Phá rừng theo chỉ đạo của chính phủ

Sau chiến tranh, nhu cầu sử dụng gỗ bùng nổ, chủ yếu để hỗ trợ tái thiết nhà cửa. Để đáp ứng thị trường, Cơ quan Lâm nghiệp Nhật Bản đã phát động một chiến dịch phát quang các rừng cây nguyên sinh và thay thế bằng các loài cây lá kim phát triển nhanh như bách và tuyết tùng, với mục đích vừa bảo vệ các ngôi làng khỏi sạt lở đất và lũ quét, vừa giúp cung cấp các loại gỗ chất lượng cao cho thị trường.

Chính phủ Nhật Bản đã trả tiền để người dân tham gia chiến dịch trồng hàng triệu cây lá kim. Ở một số khu vực, rừng bản địa thậm chí còn bị chặt phá và thay thế bằng rừng trồng sinh lợi.

Chiến dịch trồng rừng của Cơ quan Lâm nghiệp thực chất là một chương trình phá rừng được chính phủ cho phép. Kết quả của chính sách này khiến các khu rừng nhân tạo, từng chỉ chiếm 27% tổng diện tích đất rừng của Nhật Bản, đã vượt quá 44% vào năm 1985.

Kết quả là trên khắp lãnh thổ Nhật Bản, có không ít vùng nông thôn có cảnh quan tương tự như làng Nishiawakura.

Phá rừng và công cuộc 'sửa sai' của Nhật Bản ảnh 2

Phong trào bảo vệ rừng nguyên sinh

Con người không phải là người hưởng lợi duy nhất từ các khu từng, vô số sinh vật sống phụ thuộc vào rừng để kiếm thức ăn và nơi ở. Nhưng việc tàn phá các khu rừng nguyên sinh đã tước đi môi trường sống tự nhiên của động vật trong khi cây non và vỏ của các loài cây lá kim được trồng lại chỉ cung cấp thức ăn cho một vài loài thích ứng được. Điều này vô tình đã đẩy các loài thú dữ như gấu ra khỏi môi trường sống tự nhiên và dễ tiếp xúc với con người hơn.

Ngoài ra, việc chặt phá rừng nguyên sinh đe dọa sinh kế của người dân địa phương, những người đã phụ thuộc vào lâm sản của những ngọn núi trong nhiều thế hệ.

Năm 1971, 85 nhóm bảo tồn rừng rải rác trên khắp Nhật Bản đã hợp lực để thành lập một liên minh quốc gia bảo tồn thiên nhiên.

Phong trào phản đối chính sách phá rừng ngày càng lớn mạnh và lan rộng khắp cả nước. Năm 1977, phong trào này lên đến đỉnh điểm khi người dân tổ chức một cuộc biểu tình nhằm phản đối việc khai thác gỗ tại Công viên Quốc gia Shiretoko ở Hokkaidō.

Xuôi về phía nam Nhật Bản, trên đảo Yakushima từng tồn tại những cánh rừng yakusugi (cây tuyết tùng) có tuổi đời tới hàng nghìn năm. Việc khai thác gỗ yakusugi đã có từ thế kỷ thứ 16. Trong thời kỳ Edo (1603–1868), vỏ cây yakusugi được chuyển đến thủ đô như một vật phẩm cống nạp cho triều đình hàng năm. Giàu nhựa và không bị thối rữa, yakusugi là một loại gỗ phổ biến để xây dựng.

Dù đã có lệnh cấm khai thác gỗ yakusugi, nhưng vào năm 1957, Bộ Lâm nghiệp Nhật Bản đã dỡ bỏ lệnh cấm và để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về gỗ, người ta đã bắt đầu khai thác gỗ yakusugi vào những năm 1960.

Phá rừng và công cuộc 'sửa sai' của Nhật Bản ảnh 3

Cư dân địa phương của Yakushima lo sợ rằng những khu rừng cổ kính của họ sẽ bị xóa sổ. Năm 1972, họ thành lập Hiệp hội Bảo vệ Yakushima. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, khai thác gỗ là ngành công nghiệp chính của khu vực, do đó nhóm bảo tồn này bị cô lập với rất ít sự hỗ trợ.

Tuy nhiên, chính quyền đã bắt đầu lắng nghe người dân sau khi một thảm họa lở đất xảy ra vào năm 1979 bắt nguồn từ nạn phá rừng nguyên sinh trên đảo. Người dân Yakushima tiếp tục phản đối việc khai thác gỗ yakusugi, buộc chính phủ Nhật Bản phải cân nhắc lại chính sách ưu đãi cho ngành lâm nghiệp.

Trong một nỗ lực khắc phục sai lầm, chính phủ Nhật Bản vào năm 1964 đã mở cửa thị trường cho các loại gỗ giá rẻ, cắt giảm thị phần của ngành lâm nghiệp trong nước. Có thời điểm, khả năng tự cung tự cấp gỗ của Nhật Bản - vốn đã lên tới 90% vào năm 1950 - giảm mạnh xuống dưới 20%.

Trớ trêu thay, việc nhập khẩu khối lượng lớn gỗ từ nước ngoài đã dẫn đến việc xuất khẩu các chính sách tàn phá rừng của Nhật Bản sang các nước khác cùng với việc các khu rừng lá kim nhân tạo lại bị “bỏ hoang” do nhu cầu sụt giảm.

Trong những năm 1960, nạn nhân của nhu cầu khai thác gỗ tại Nhật Bản là những khu rừng của Philippines. Sau khi chúng bị khai thác cạn kiệt, các nhà nhập khẩu Nhật Bản đã nhắm mục tiêu đến các khu rừng của Indonesia, các bang Sabah và Sarawak của Malaysia, và Papua New Guinea. Cách tiếp cận khai thác gỗ của Nhật Bản mang tính hủy diệt đến mức Nhật Bản bị quốc tế chỉ trích vì làm cạn kiệt rừng ở Đông Nam Á.

Còn tại Nhật Bản, những cây chưa được thu hoạch hiện đang giải phóng một lượng lớn phấn hoa vào bầu khí quyển, dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng, ảnh hướng đến phần lớn dân số vào mùa xuân và có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế 2 tỷ USD, chủ yếu do mất năng suất lao động.

“Mục đích ban đầu là tạo ra những sản phẩm tốt - thân cây thẳng, to và để làm được điều đó chúng cần phải cắt tỉa”, ông Gerald Marten nói. “Thế nhưng khi các rừng lá kim không được thu hoạch, chẳng ai còn hứng thú chăm sóc chúng nữa”.

Phá rừng và công cuộc 'sửa sai' của Nhật Bản ảnh 4

Rừng nguyên sinh trên đảo Yakushima được UNESCO công nhận là Mạng lưới Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới.

Năm 1980, những gì còn sót lại của rừng nguyên sinh trên đảo Yakushima đã được tuyên bố là Mạng lưới Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới bởi UNESCO. Tới năm 1993, đảo Yakushima được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Sự công nhận của UNESCO đã góp phần giúp người dân Yakushima có thêm tiếng nói trong việc phản đối tình trạng chặt phá rừng nguyên sinh trên đảo. Tuy nhiên, tình trạng khai thác gỗ yakusugi chỉ chính thức chấm dứt vào năm 2001.

Sửa chữa sai lầm trong quá khứ

Để khắc phục những sai lầm trong chính sách thời hậu chiến, chính quyền làng Nishiawakura đã nghĩ ra nhiều sáng kiến để biến các khu rừng trở thành nguồn lợi kinh tế cho địa phương.

“Chúng tôi không chỉ duy trì khu rừng nhằm đảm bảo an toàn trước nguy cơ sạt lở do xói mòn đất, mà còn cho nền kinh tế địa phương,” Yoshiro Toyohuku, một viên chức tại làng Nishiawakura cho biết. Kể từ khi áp dụng kế hoạch khai thác rừng hợp lý, làng Nishiawakura đã ghi nhận thu nhập từ rừng tăng gấp 8 lần, với việc khai thác quy mô nhỏ diễn ra cùng với sự phát triển của các cơ sở chế biến gỗ địa phương và thậm chí là một nhà máy sinh khối tạo ra năng lượng tái tạo.

Công ty Hyakumori là một trong những đơn vị thúc đẩy các sáng kiến này. Họ đang sử dụng công nghệ quét cảm biến LIDAR để lập bản đồ đất rừng và xác định nơi nào sẽ khai thác cây, nơi nào được giữ để bảo tồn cảnh quan và nơi nào sẽ được trồng thêm cây để chống sạt lở và lũ lụt. “Không giống như các công ty lâm nghiệp khác, đa dạng sinh học là mối quan tâm cốt lõi của chúng tôi”, Tabata Sunao nói.

Chúng tôi muốn tạo ra sự đa dạng sinh học có khả năng chống chọi với nhiều loại thay đổi. Để làm được điều đó, chúng ta phải nhìn nó từ quan điểm sinh thái chứ không chỉ kinh tế”.

Tabata

“Việc chỉ có một tới hai loại cây trong rừng là trái tự nhiên. Sẽ thế nào nếu khí hậu biến đổi khiến những loại cây đó bị bệnh? Chắc chắn rừng sẽ chết”, Tabata chỉ ra. “Chúng tôi muốn tạo ra sự đa dạng sinh học có khả năng chống chọi với nhiều loại thay đổi. Để làm được điều đó, chúng ta phải nhìn nó từ quan điểm sinh thái chứ không chỉ kinh tế”.

Phá rừng và công cuộc 'sửa sai' của Nhật Bản ảnh 5

Cây tuyết tùng Nhật Bản phải được thường xuyên cắt tỉa để có chất lượng tốt.

Tuy nhiên theo Tabata, luật pháp Nhật Bản hiện hành quy định rằng bất cứ khi nào một cây bách hoặc tuyết tùng bị chặt, một cây con cùng loài khác phải được trồng thay thế. Điều này hạn chế khả năng của những người ủng hộ đa dạng sinh học trong việc tái du nhập các loài cây bản địa và tạo ra một khu rừng nguyên sơ như ban đầu.

“Hầu hết các chính sách của họ dựa trên việc chặt nhiều cây hơn và biến nó thành một ngành công nghiệp”, Tabata than phiền.

Bằng cách cải tạo khu rừng tại làng Nishiawakura, công ty Hyakumori đặt mục tiêu thúc đẩy chính phủ sửa đổi các chính sách và cho phép địa phương có nhiều quyền tự quyết hơn.

Tabata tin rằng thành công của làng Hyakumori có thể thay đổi tương lai của tất cả các khu rừng của Nhật Bản. Nếu nó có thể tạo ra một ngành lâm nghiệp bền vững làm tăng đa dạng sinh học, thì sáng kiến này sẽ cải tạo lại bộ mặt cho các khu rừng trên khắp cả nước.

“Nishiawakura có thể là hình mẫu cho ngành lâm nghiệp của Nhật Bản. Chúng tôi muốn xuất khẩu mô hình làm lâm nghiệp bền vững và có lợi nhuận sang các khu vực khác và mang lại lợi ích cho nông thôn Nhật Bản”, Tabata chia sẻ.

Phá rừng và công cuộc 'sửa sai' của Nhật Bản ảnh 6
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.