Phát hiện: Hệ Mặt trời thứ 2 cách Trái đất 360 năm ánh sáng

Các nhà thiên văn học thuộc Đại học Cambridge (Anh) vừa phát hiện một vành đai dạng đĩa gồm các thiên thể quay xung quanh một ngôi sao trẻ giống Mặt trời và cách chúng ta 360 năm ánh sáng.
Phát hiện: Hệ Mặt trời thứ 2 cách Trái đất 360 năm ánh sáng

Vành đai này có nhiều điểm tương đồng với Vành đai Kuiper (Kuiper Belt) ở phía ngoài sao Hải Vương trong Hệ Mặt trời của chúng ta.

Điểm đặc biệt là, vành đai dạng đĩa này có nhiều nét tương đồng với Hệ Mặt trời của chúng ta khi mới hình thành.

Nhóm các nhà khoa học khẳng định, phát hiện này giúp loài người tìm hiểu cách mà Hệ Mặt trời của chúng ta hình thành và phát triển cách đây hàng tỷ năm về trước.

Phát hiện: Hệ Mặt trời thứ 2 cách Trái đất 360 năm ánh sáng - anh 1

Vành đai giống Kuiper Belt cách chúng ta 360 năm ánh sáng. Ảnh: NASA

Sử dụng công nghệ Gemini Planet Imager (GPI) tại đài quan sát thiên văn Gemini South ở Chile, các nhà nghiên cứu xác định được một vòng sáng hình đĩa với rất nhiều 'bụi' bay quanh một ngôi sao chỉ lớn Mặt trời của chúng ta một chút.

Phát hiện: Hệ Mặt trời thứ 2 cách Trái đất 360 năm ánh sáng - anh 2

Đài quan sát thiên văn Gemini South ở Chile

Ngôi sao này thuộc chòm sao Centaurus (Nhân Mã) và cách chúng ta 360 năm ánh sáng. (Một năm ánh sáng tương đương 9.460.730.472.580,8 km).

GPI là một thiết bị ảnh hóa tiên tiến có khả năng ghi lại hình ảnh trực tiếp của các hành tinh trẻ đang bay quanh sao chủ của chúng.

Vanh đai 'bụi' cách ngôi sao của chúng khoảng 37 đến 55 đơn vị thiên văn AU. Khoảng cách này gần giống với khoảng cách từ Vành đai Kuiper đến Mặt trời của chúng ta. (1 AU - Đơn vị thiên văn, tương đương 150 triệu km).

Vành đai Kuiper nằm ngay bên ngoài sao Hải Vương. Kuiper là tập hợp hàng nghìn thiên thể lớn nhỏ khác nhau còn sót lại từ sự hình thành của Mặt trời khoảng 4 tỉ năm trước.

Phát hiện: Hệ Mặt trời thứ 2 cách Trái đất 360 năm ánh sáng - anh 3

Bằng phương pháp GPI, các nhà nghiên cứu tìm ra khoảng cách và độ trẻ của ngôi sao trung tâm. Ảnh: Đại học Cambridge

"Nhìn vào nó (vành đai mới phát hiện), chúng tôi nhìn thấy hình ảnh Hệ Mặt trời của chúng ta khi còn là đứa bé chập chững, mới biết đi (ý chỉ đang còn trẻ). Tiếp tục quan sát, chúng tôi có thể khám phá Thái Dương Hệ hình thành và phát triển như thế nào cách đây hàng tỉ năm", Tiến sĩ Nikku Madhusudhan thuộc Viện nghiên cứu Thiên văn học Đại học Cambridge cho biết.

Phát hiện: Hệ Mặt trời thứ 2 cách Trái đất 360 năm ánh sáng - anh 4

Vành đai Kuiper. Ảnh: NASA

Phát hiện của các nhà thiên văn học về một vành đai gần giống Vành đai Kuiper đã cung cấp bằng chứng trực tiếp rằng môi trường sinh thái của Hệ Mặt trời không khác biệt hay bất thường như chúng ta nghĩ.

Trong một vài năm tới, các nhà nghiên cứu tin tưởng GPI sẽ tiết lộ nhiều điều về Hệ Mặt trời mà con người đang sinh sống.

Vành đai Kuiper là vùng biên Hệ Mặt trời, phía ngoài sao Hải Vương, có dạng đĩa với khoảng 70.000 vật thể.

Kuiper Belt nằm trải rộng từ phạm vi quỹ đạo của Hải Vương Tinh (khoảng 30 AU) tới 44 AU từ phía Mặt Trời, quỹ đạo nằm gần với mặt phẳng hoàng đạo.

*Mọi thông tin được dịch từ trang DailyMail (Anh) và website của Đại học Cambridge (Anh).

Xem thêm:

- Vành đai Kuiper - Nơi khởi nguồn của những sao chổi ngắn hạn

- Khám phá Io - Thiên thể hoạt động địa chất mạnh nhất Hệ Mặt trời

- Khám phá những bí mật trên Hành tinh Đỏ

- NASA phóng vệ tinh thử nghiệm công nghệ Cánh buồm Mặt trời SolarSail

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.