Phát hiện hoá chất gây ung thư trong các sản phẩm tắm gội

(Ngày Nay) - Hóa chất 1,4-dioxane được tìm thấy trong các sản phẩm mỹ phẩm tắm gội như sữa tắm, dầu thơm và xà phòng có khả năng gây ung thư ở người.
p1,4-dioxane được sử dụng phổ biến trong một số sản phẩm tắm gội.
p1,4-dioxane được sử dụng phổ biến trong một số sản phẩm tắm gội.

Chất độc 1,4-dioxane được sử dụng trong một số sản phẩm tắm gội bao gồm hầu hết loại gel tắm, sữa tắm, dầu gội và thậm chí là xà phòng rửa tay. Chúng có liên quan đến ung thư ở gan và vú.

Mặc dù được xác định là chất gây ung thư tuy nhiên các công ty sản xuất các loại sản phẩm này không bắt buộc phải liệt kê nó trên nhãn sản phẩm của họ.

Hiện 2 thượng nghị sĩ Mỹ là Charles Schumer và Kirsten Gillibrand đang kêu gọi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).

Hóa chất 1,4-dioxane là chất lỏng trong suốt, dễ dàng hòa tan trong nước. Nó được sử dụng chủ yếu như một dung môi trong sản xuất hóa chất và như một chất thử nghiệm trong phòng phòng thí nghiệm (một chất được sử dụng để gây ra phản ứng hóa học).

Chất độc được tạo ra thông qua một quá trình gọi là ethoxylation, trong đó ethylene oxide - một chất gây ung thư vú được thêm vào các hóa chất khác để làm cho chúng ít khắc nghiệt hơn.

FDA khuyến khích các nhà sản xuất loại bỏ 1,4-dioxane, nhưng luật pháp liên bang Mỹ không yêu cầu.

Mặc dù còn hạn chế nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những con chuột thí nghiệm hít thở 1,4 dioxane trong suốt cuộc đời của chúng phát triển ung thư bên trong mũi và khoang bụng.

Ngoài ra, chuột thí nghiệm và chuột uống nước có chứa 1,4-dioxane trong suốt cuộc đời của chúng cũng đã phát triển ung thư gan. Vì lý do này, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cho rằng 1,4-dioxane là chất gây ung thư ở người.

Nhóm Công tác Môi trường cho rằng có ít nhất 8.000 sản phẩm trên thị trường Mỹ với các thành phần có thể chứa 1,4-dioxane.

Mặc dù hóa chất này không chủ ý được thêm vào phần lớn các sản phẩm tắm, nó có thể được ghi như là một sản phẩm phụ không chủ ý trong một số thành phần được sử dụng.

Một cuộc khảo sát năm 2008 cho thấy hóa chất này chiếm tới 46% các sản phẩm chăm sóc cá nhân đã được thử nghiệm.

Một số công ty đã đồng ý ngừng sử dụng 1,4-dioxane, trong đó có Johnson & Johnson, vào năm 2014.

Hiện tại, Thượng nghị sĩ New York Charles Schumer và Kirsten Gillibrand đang kêu gọi FDA cấm hoá chất này vì họ cho rằng nó không có tác dụng thực sự trong mỹ phẩm.

Thực tế 1,4-dioxane, một chất hoá học nguy hiểm tiềm ẩn trong các sản phẩm hàng ngày, được kỳ vọng sẽ giúp da, tóc… sạch có thể gây hại cho trẻ em.

3 hóa chất độc hại khác được tìm thấy trong các sản phẩm làm đẹp:

1. Oxybenzone (benzophenone)

Sử dụng trong kem chống nắng, dưỡng môi, sản phẩm có SPF.

Hóa chất này có thể bắt chước các hoocmon, gây ra chứng lạc nội mạc tử cung và có thể gây nguy hiểm cho hệ sinh sản.

2. Toluene

Sử dụng trong sơn móng tay và chất tẩy.

Toluene ảnh hưởng tới thần kinh, gây kích ứng, khó thở và tạo cảm giác buồn nôn.

Các nghiên cứu dịch tễ học và nghiên cứu trên động vật cho thấy hoá chất này có tác động tiêu cực tới hệ thống miễn dịch và gây ra một số loại ung thư nhất định.

3. Phenoxyethanol

Sử dụng trong nước hoa, mỹ phẩm trang điểm, chất khử trùng tay, khử mùi, kem đánh răng, khăn giấy, kem chống nắng, kem dưỡng da.

Phenoxyethanol có thể gây kích ứng da và eczema, thậm chí có thể ảnh hưởng đến chức năng hệ thần kinh trung ương. Nó đã được chứng minh gây ảnh hưởng xấu tới bàng quang trong các nghiên cứu trên động vật.

Theo Vietnamnet

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.