Phát hiện nước trong khí quyền hành tinh xa hệ mặt trời

Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện có hơi nước trong bầu khí quyển của một hành tinh giống Trái đất quay quanh một ngôi sao ở xa hệ mặt trời trong chòm sao Leo, theo Reuters. 

Hãng tin Reuters cho biết hơi nước được tìm thấy trong bầu khí quyển của một trong số những “siêu Trái đất” có tên K2-18b.

“Siêu Trái đất” được ghi nhận là một lĩnh vực thiên văn học mới đang phát triển, bao gồm việc khám phá "ngoại hành tinh" ở xa dải ngân hà. Được biết hơn 4.000 ngoại hành tinh với tất cả loại và kích cỡ được phát hiện.

“Chúng tôi đã tìm thấy nước”, nhà nghiên cứu vật lý thiên văn Ingo Waldmann nói về phát hiện mang tính đột phá này. Ông tiết lộ các quan sát này do Kính viễn vọng Không gian Hubble thực hiện và phân tích ánh sáng của các ngôi sao qua bầu khí quyển K2-18b.

Phát hiện nước trong khí quyền hành tinh xa hệ mặt trời ảnh 1

Nhà vật lý thiên văn Ingo Waldmann nói về phát hiện có nước trong khí quyển của K2-18b. - Ảnh: Reuters

Tờ The Guardian nói rằng các nhà thiên văn đã phân tích các phép đo ánh sáng từ sao lùn của K2-18b khi các ngôi sao này bay ngang qua bề mặt "siêu trái đất" này trong nhiều lần khác nhau.

Theo Reuters, lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy nước trong bầu khí quyển xung quanh “siêu Trái đất” - quay quanh một ngôi sao trong “khu vực có thể có sự sống”, ở một khoảng cách phù hợp để nước lỏng có thể tồn tại trên bề mặt.

Phát hiện mới nhất này được báo cáo trong nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học tại ĐH College London (UCL) đăng trên tạp chí Nature Astronomy.

Phát hiện nước trong khí quyền hành tinh xa hệ mặt trời ảnh 2

Các nhà khoa học ấn tượng về ngoại hành tinh K2-18b, ngôi sao chủ của nó và một hành tinh xung quanh. Ảnh: NASA/Reuters

Trong khi đó, nhà thiên văn Angelos Tsiara của UCL cho biết nhóm nghiên cứu đang tập trung sự chú ý vào việc xác định các ngoại hành tinh có điều kiện sống tương tự như trên Trái đất chúng ta hay không.

“Tất nhiên điều này không có nghĩa là để chúng ta tìm một nơi khác để đến. Đây vẫn chỉ là khoa học viễn tưởng” - ông Tsiara nói. “K2-18b quay quanh một ngôi sao lùn trong chòm sao Leo nằm cách Trái đất 100 năm ánh sáng”.

“Ánh sáng từ mặt trời mất vài phút để đến Trái đất, thì ánh sáng từ các ngôi sao của K2-18b phải mất một thế kỷ để đến hành tinh của chúng ta, vì vậy để đi du lịch thì không thể nào” - ông Tsiara nói.

Ông Tsiara còn khẳng định khả năng tiếp xúc với bức xạ của ngoại hành tinh này cao hơn nhiều so với Trái đất. "Cho đến nay, chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc ở lại Trái đất. Điều quan trọng là làm cho Trái đất trở nên tuyệt vời hơn là việc tìm kiếm một nơi nào đó để đi”.

Việc phát hiện ra hơi nước trong khí quyển của K2-18b không chứng minh có nước trên bề mặt của nó. Nhưng điều này cho thấy các nhà thiên văn học tiến gần đến một cuộc săn tìm thế giới khác có điều kiện sống và khẳng định rằng Trái đất của chúng ta độc đáo như thế nào trong vũ trụ, theo Reuters.

Theo Pháp Luật TP.HCM
TIN LIÊN QUAN
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).