Lỗ đen này do một nhóm nghiên cứu quốc tế phát hiện bằng cách sử dụng các kính thiên văn ở Trung Quốc, Hawaii, Arizona, và Chile.
Phát hiện này được công bố trên Tạp chí Nature.com. Theo các nhà khoa học tại Đại học Arizona (Mỹ), siêu lỗ đen có tên SDSS J010013.02 này có khối lượng lớn gấp 6 lần so với ‘siêu lỗ đen’ được phát hiện trước đó.
Siêu lỗ đen có khối lượng gấp 12 tỷ lần Mặt trời |
“Sự tồn tại của những siêu lỗ đen được phát hiện vào thời điểm ‘tuổi thọ’ của vũ trụ chỉ mới trên dưới 1 tỉ năm tuổi là những thách thức đáng kể cho các lý thuyết về sự hình thành và phát triển của các lỗ đen cũng như sự đồng tiến hóa giữa các thiên hà và các lỗ đen”, các nhà khoa học thuộc Đại học Arizona cho biết.
Viết trên Tạp chí Nature, nhà thiên văn học Bram Venemans, thuộc Viện nghiên cứu Max Planck (Đức) giải thích: “Với các lý thuyết hiện nay, việc tìm thấy 1 lỗ đen có khối lượng gấp 12 tỷ lần Mặt Trời sinh ra trong vòng gần 1 tỷ năm sau Vụ Nổ Lớn là điều không hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta sẽ có ngạc nhiên hơn nhiều với phát hiện một siêu lỗ đen như thế tồn tại và phát triển trong vũ trụ thửa sơ khai”.
Siêu lỗ đen. Ảnh minh họa |
Theo lý thuyết, Lỗ đen (hố đen hoặc hốc đen) là một vùng trong không-thời gian mà trường hấp dẫn ngăn cản mọi thứ, bao gồm cả ánh sáng cũng không thể thoát ra.
Xem thêm:
1. Bí mật khổng lồ của ‘kẻ giết người vô hình’ ngoài vũ trụ
2. 11 phát hiện vật lý mang tính đột phá nhất thế giới năm 2014