Phát lộ hơn 18.000 ‘notepad’ của người Ai Cập cổ đại

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Các hiện vật được gọi là “ostraca” - mảnh gốm miêu tả lại cuộc sống hàng ngày - ở thành phố cổ đại Athribis.
Kiến trúc ngôi đền cổ tại thành phố Athribis, Ai Cập. Ảnh: Tübingen University.
Kiến trúc ngôi đền cổ tại thành phố Athribis, Ai Cập. Ảnh: Tübingen University.

Tại thành phố bị lãng quên Athribis, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hơn 18.000 mảnh gốm khắc những ký tự tượng hình. Một trong số đó được nhận định là tập vở của học sinh cổ đại. Theo Newsweek, các hiện vật mới được phát hiện là bộ sưu tập lớn thứ hai về ostraca từng được tìm thấy tại Ai Cập.

Về cơ bản, các ostraca đóng vai trò tương tự giấy nhớ thời hiện đại, là sự thay thế rẻ tiền hơn cho giấy cói (papyrus). Để khắc các mảnh gốm, người xưa nhúng một cây sậy hoặc que rỗng vào mực.

Nội dung ghi trên những ostraca rất phong phú, bao gồm danh sách mua bán, hồ sơ thương mại, bài tập ở trường cho đến những ghi chép vụn cung cấp thêm thông tin về đời sống sinh hoạt của thành phố vào 2.000 năm trước. Theo thông tin từ Đại học Tübingen, nhóm khảo cổ cũng tìm thấy hình ảnh mô tả các loài động vật như bọ cạp, én, con người, hình học và các vị thần.

Số lượng các mảnh vỡ được tìm thấy nhiều hơn tại một ngôi trường cổ. Trên một ostraca, người ta thấy hơn 100 dòng chữ lặp đi lặp lại ở cả mặt trước và sau cho thấy ngay từ thời kỳ này, những học sinh có hành vi sai trái đã bị buộc phải chép phạt - một hình thức kỷ luật vẫn được dùng phổ biến ở trường học hiện đại.

Phát lộ hơn 18.000 ‘notepad’ của người Ai Cập cổ đại ảnh 1

Bản chép phạt của học sinh thời cổ đại. Ảnh: Tübingen University.

Nhà Ai Cập học Christian Leitz cho biết: “Không chỉ phát lộ những ghi chép thường ngày, nhóm khảo cổ đã tìm thấy lịch năm, giáo trình số học, bài tập ngữ pháp và bảng chữ cái loài chim (tên mỗi loài chim bắt đầu bằng bảng chữ đó)”.

Khoảng 80% ostraca được viết bằng Demotic - một loại chữ hành chính được sử dụng dưới thời kỳ trị vì của cha Cleopatra - Ptolemy XII (117 - 51 TCN). Sau đó là các loại chữ như Hy Lạp, chữ Hierate, tượng hình, Ả Rập và Coptic (một phương ngữ Ai Cập viết bằng bảng chữ cái La Mã), chứng minh cho lịch sử đa văn hóa tại Athribis.

Trả lời phỏng vấn Newsweek, Leitz nói: “Các nhà sử học có thể thực hiện một khảo sát về cuộc sống hằng ngày vào cuối thời Ptolemaic và đầu La Mã nếu phân tích tất cả các văn bản hoặc ít nhất là đa số trong chúng. Tuy nhiên, việc này sẽ mất nhiều năm trời”.

Các nhà khảo cổ tại Đại học Tübingen bắt đầu khai quật Athribis - thành phố nằm cách Luxor khoảng 120 dặm về phía Bắc - vào năm 2003. Ban đầu, các cuộc khai quật tập trung vào ngôi đền lớn do Ptolemy xây dựng để tôn vinh nữ thần sư tử Repit và người phối ngẫu của bà - Min. Ngôi đền được chuyển đổi thành tu viện sau khi việc thờ cúng ngoại giáo bị cấm đoán ở Ai Cập vào năm 380CN. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã chuyển trọng tâm sang một khu vực hứa hẹn nhiều di chỉ đặc biệt ở phía Tây của ngôi đền.

Phát lộ hơn 18.000 ‘notepad’ của người Ai Cập cổ đại ảnh 2

Biên lai mua bánh mì được viết bằng chữ Demotic. Ảnh: Tübingen University.

Theo thông cáo báo chí, Leitz và các đồng sự tìm thấy các ostraca gần một loạt “tòa nhà nhiều tầng có cầu thang và hầm” ở phía Tây của địa điểm khai quật trước đó. Trước dự án, Science Alert từng thông tin, bộ sưu tập ostraca duy nhất tại Ai Cập có thể so sánh với Athribis là một kho lưu trữ tài liệu y học được tìm thấy ở gần làng Deir el-Medineh nằm cạnh Thung lũng các vị vua, vào đầu những năm 1900.

“Đây là một phát hiện quan trọng vì qua đó có thể làm sáng tỏ nền kinh tế và thương mại ở Athribis trong suốt chiều dài lịch sử của nó. Nhiều văn bản tiết lộ các giao dịch tài chính của cư dân trong khu vực, những người buôn bán và các mặt hàng dự trữ như lúa mì, bánh mì”, Mostafa Waziri, Tổng thư ký Hội đồng cổ vật tối cao của Bộ Cổ vật Ai Cập nhận xét.

Theo Smithsonian Magazine
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.