Phạt tới 100 triệu đồng nếu vi phạm trong tuyển sinh

0:00 / 0:00
0:00
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó, Nghị định quy định các vi phạm về tuyển sinh có thể bị phạt tới 100 triệu đồng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Phạt đến 40 triệu đồng nếu thực hiện tuyển sinh không đúng đề án đã công bố

Cụ thể, đối với hành vi vi phạm quy định về tổ chức tuyển sinh, Nghị định này nêu rõ:

Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Thông báo tuyển sinh, công bố đề án tuyển sinh không đúng hoặc không đầy đủ thông tin theo quy định pháp luật; Thông báo tuyển sinh không đủ thời gian theo quy định pháp luật.

Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh; Không thực hiện đúng quy trình tuyển sinh theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành đào tạo có quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng; Thực hiện tuyển sinh không đúng đề án tuyển sinh đã công bố.

Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với hành vi tổ chức tuyển sinh đối với ngành, chuyên ngành hoặc chương trình giáo dục của nước ngoài khi chưa được phép thực hiện.

Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc các cơ sở chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với hành vi vi phạm.

Vi phạm quy định về đối tượng tuyển sinh có thể bị phạt 100 triệu đồng

Nghị định cũng nêu rõ mức phạt đối với các vi phạm quy định về đối tượng tuyển sinh.

Theo đó, phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh đào tạo trình độ đại học sai đối tượng quy định tại quy chế tuyển sinh theo các mức phạt sau:

Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi tuyển sai dưới 10 người học;

Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với hành vi tuyển sai từ 10 đến dưới 30 người học;

Phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi tuyển sai từ 30 người học trở lên.

Nghị định cũng quy định, phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ sai đối tượng quy định tại quy chế tuyển sinh theo các mức phạt sau:

Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi tuyển sai dưới 5 người học;

Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với hành vi tuyển sai từ 5 người học đến dưới 10 người học;

Phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi tuyển sai từ 10 người học trở lên.

Ngoài ra, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi khai man, sửa chữa giấy tờ trong hồ sơ tuyển sinh để được trúng tuyển nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động tuyển sinh từ 6 tháng đến 12 tháng và biện pháp khắc phục hậu quả tùy theo vi phạm,…

Vi phạm về chỉ tiêu tuyển sinh có thể bị phạt đến 80 triệu đồng

Nghị định cũng nêu rõ mức phạt đối với các vi phạm về chỉ tiêu tuyển sinh.

Theo đó, phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh để đào tạo trình độ đại học vượt chỉ tiêu tuyển sinh theo các mức phạt sau:

Phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 3% đến dưới 10%.

Phạt tiền từ 10 đến 30 triệu đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 10% đến dưới 15%.

Phạt tiền từ 30 đến 50 triệu đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 15% đến dưới 20%.

Phạt tiền từ 50 đến 70 triệu đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 20% trở lên.

Phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh để đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ vượt chỉ tiêu tuyển sinh theo các mức phạt sau:

Phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 3% đến dưới 10%.

Phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 10% đến dưới 15%.

Phạt tiền từ 40 đến 60 triệu đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 15% đến dưới 20%.

Phạt tiền từ 60 đến 80 triệu đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 20% trở lên.

Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc giảm số lượng tuyển sinh năm sau tối thiểu bằng số lượng đã tuyển vượt chỉ tiêu.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/3/2021 và thay thế Nghị định số 138 ngày 22/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Theo Vietnamnet
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.