Tại đỉnh cao của sự nghiệp chính trị của mình, ông Mạnh Hoành Vỹ - Chủ tịch Interpol đầu tiên người Trung Quốc, được giới truyền thông trong nước ca ngợi như một "sự công nhận đầy đủ" của cộng đồng quốc tế về năng lực thực thi pháp luật của và coi Trung Quốc là một nhà nước dựa trên luật pháp.
Chưa đầy một năm sau khi nắm quyền lãnh đạo cơ quan Interpol, ông Mạnh đã lần thứ hai trong lịch sử tổ chức kỳ đại hội đồng của cơ quan này tại Bắc Kinh.
Tại lễ khai mạc, Mạnh Hoành Vỹ được trao đặc quyền hiếm hoi là ngồi cạnh Chủ tịch Tập Cận Bình -người đã có bài phát biểu quan trọng cam kết tăng cường hỗ trợ của Trung Quốc cho Interpol và giúp nâng cao vị thế của tổ chức.
Nhưng chỉ một năm sau, ông Mạnh - người cũng đảm nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an, lại một lần nữa xuất hiện trước toàn thế giới, lần này là một lý do rất khác - vợ của người đàn ông 64 tuổi này thông báo Chủ tịch Interpol đã mất tích sau khi lên đường trở về Trung Quốc, ngay sau đó chính quyền Bắc Kinh đưa ra tuyên bố ông Mạnh đã bị bắt giữ để phục vụ điều tra tội danh tham nhũng.
Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vỹ - người đã trải qua nhiều thập kỷ trong lĩnh vực thực thi pháp luật - đã từng được giao đảm nhận các chương trình chống khủng bố và phòng thủ bờ biển của Trung Quốc.
Mặc dù đã có uy tín lớn trên trường quốc tế, hồ sơ công khai của ông trên mạng Internet Trung Quốc lại là một câu chuyện bất thường. Tốt nghiệp ngành luật tại Đại học Bắc Kinh, người đàn ông gốc Hắc Long Giang bắt đầu làm việc vào năm 1972 và trở thành Thứ trưởng Bộ Công an năm 2004.
Tuy nhiên, thông tin về "quan lộ" của ông Mạnh trong ba thập niên qua là không đáng kể, ngoại trừ vai trò của ông với tư cách là trợ lý bộ trưởng trong một số nhiệm kỳ liên tiếp và là Giám đốc cơ quan kiểm soát giao thông.
Sơ yếu lý lịch của ông trên trang web của Interpol, lại cung cấp chi tiết hơn, chẳng hạn như có “kinh nghiệm gần 40 năm” trong lĩnh vực tư pháp, giám sát các vấn đề liên quan đến tổ chức pháp lý, kiểm soát ma túy, chống khủng bố, kiểm soát biên giới, nhập cư và hợp tác quốc tế.
Từng là chủ tịch của Cơ quan chống khủng bố khu vực của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, ông Mạnh đã đảm nhiệm vai trò tổng tư lệnh cho hai cuộc tập trận chống khủng bố với các nước thành viên của tổ chức ở tỉnh Tân Cương của Trung Quốc vào năm 2006 và 2011.
Vào tháng 4 năm 2013, sau một vụ xung đột bạo lực khiến 21 người chết - trong đó có 15 cảnh sát và nhân viên công vụ - ở quận Bashu của Tân Cương, ông Mạnh, sau đó là Giám đốc Văn phòng chống khủng bố quốc gia, phát biểu trên đài truyền hình nhà nước rằng chính quyền Bắc Kinh sẽ áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để kiên quyết đàn áp các hoạt động bạo lực, khủng bố và trừng phạt nghiêm khắc các phần tử khủng bố theo luật pháp.
Ông Mạnh được giao đảm nhận các chức vụ liên quan đến lĩnh vực chống khủng bố. Ảnh: SCMP |
Ông cũng là từng là người đứng đầu của cơ quan Cảnh sát biển Trung Quốc - được thành lập vào năm 2013 bằng cách sáp nhập 4 cơ quan hàng hải khác, nhằm mục đích duy trì sự ảnh hưởng của Bắc Kinh trên khu vực biển Đông.
Vụ việc bắt giữ ông Mạnh Hoành Vỹ có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của Trung Quốc, đặc biệt là trong giai đoạn Bắc Kinh muốn nổi lên với vai trò lãnh đạo các tổ chức quốc tế.
Sự sụt giảm mạnh mẽ, bất chấp vị thế quốc tế của ông Mạnh, được các nhà phân tích nhìn nhận như một lời nhắc nhở nghiêm túc rằng đôi khi Bắc Kinh có thể đặt lợi ích chính trị trong nước lên trên hình ảnh toàn cầu.
Ông Mạnh cũng tỏ ra rất linh hoạt trong các công việc của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi trong một cuộc họp của Bộ Công an vào tháng 6/2017 đã kêu gọi các cơ quan an ninh trên toàn quốc "thống nhất tâm trí trên tinh thần tư tưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình" và kiên định với " bốn nhận thức”, đề cập đến nhận thức chính trị, nhận thức về hình ảnh, nhận thức về vai trò hạt nhân của ông Tập và nhận thức theo đường lối của Đảng.
Theo South China Morning Post