Quảng bá di sản trong Liên hoan Phim Việt Nam năm 2021

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Liên hoan Phim Việt Nam năm 2021 sẽ diễn ra tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế từ ngày 18-20/11. Đây là sự kiện văn hóa nghệ thuật quốc gia chào mừng “Hội nghị văn hóa toàn quốc”.
Quảng bá di sản trong Liên hoan Phim Việt Nam năm 2021

Từ năm 1999 đến nay là 22 năm Liên hoan Phim Việt Nam mới có dịp quay trở lại với thành phố Huế, tạo cơ hội quảng bá hình ảnh, vẻ đẹp văn hóa, di sản của quê hương, con người đất cố đô.

Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho Liên hoan Phim Việt Nam năm 2021 đã được địa phương chuẩn bị chu đáo, đảm bảo thành công nhất và an toàn, phòng chống dịch COVID-19 được đặt lên hàng đầu.

Trong khuôn khổ Liên hoan Phim Việt Nam, Ban Tổ chức thực hiện chương trình trải nghiệm sản phẩm du lịch Huế xanh- an toàn dành.

Chương trình đầu tiên là khám phá phim trường ở Huế với đội ngũ người mẫu trong trang phục áo dài ngũ thân. Đây là chương trình nằm trong chiến lược quảng bá quan trọng về hình ảnh “Huế - Kinh đô áo dài” và “Huế - điểm đến an toàn và thân thiện” tới đông đảo người dân, du khách.

Chương trình này sẽ mang lại cho du khách một trải nghiệm mới mẻ là được diện trang phục áo dài ngũ thân truyền thống của xứ Huế, ngồi trên xe điện thân thiện với môi trường, đến check - in các điểm tham quan đặc sắc - từng là bối cảnh phim trường của rất một số bộ phim thành công của Việt Nam trong thời gian vừa qua như cung An Định, Ngọ Môn – Hoàng Cung Huế, nhà vườn An Hiên, chùa Thiên Mụ…

Theo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế, những năm gần đây, nhiều đạo diễn, đoàn làm phim đã chọn cố đô làm bối cảnh quay phim. Bên cạnh các di sản của vùng đất cố đô cổ kính, các đoàn làm phim đã khai thác nhiều khung cảnh lãng mạn, hữu tình của xứ Huế trong các phim “Nàng thơ xứ Huế”, “Kiều”, loạt phim “Gái già lắm chiêu”, “Mắt biếc”…

Trong chương trình trải nghiệm tiếp theo du khách được tìm hiểu dấu ấn triều Nguyễn và nét văn hóa Huế. Đoàn xuất phát từ thành phố Huế đến tham quan, tìm hiểu tại quần thể lăng Gia Long (xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà) - lăng tẩm của vua Gia Long, người sáng lập triều Nguyễn.

Sau đó là không gian Huế Lotus Homestay (đường Minh Mạng, thành phố Huế), trải nghiệm một số hoạt động trình diễn nghệ thuật và quảng diễn nghề thủ công truyền thống mang đậm nét văn hóa Huế. Sau khi kết thúc hành trình, các đại biểu sẽ thưởng thức ẩm thực Huế.

Tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ kết hợp 2 chương trình nghệ thuật “Áo dài và điện ảnh” và gala dinner thành chương trình dạ tiệc “Áo dài- Điện ảnh” để đảm bảo an toàn phòng, chống COVID-19.

Do dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở Huế nên Ban Tổ chức đã cho dừng một số hoạt động trong khuôn khổ Liên hoan Phim Việt Nam năm 2021, trong đó có việc dừng chiếu phim phục vụ cộng đồng tại tiền sảnh Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh và khu vực sân Nghênh Lương Đình để đảm bảo an toàn. Riêng hoạt động chiếu phim tại rạp Đông Ba, cụm rạp Cinestar, Lotte Cinema, BHD Star Cineplex vẫn diễn ra theo kế hoạch.

Ngoài ra, để góp phần vào thành công của đề án “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế đã mong muốn thành viên Ban Tổ chức, Ban Chỉ đạo, Ban Giám khảo, đại biểu mặc áo dài truyền thống trong các cuộc họp báo, khai mạc, công bố giải thưởng; vận động các nghệ sỹ mặc áo dài khi tham gia các sự kiện tại Huế...

Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII năm 2021 với khẩu hiệu “Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam giàu bản sắc dân tộc, hiện đại và nhân văn” do Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ đạo; Cục Điện ảnh phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

Phim tham dự Liên hoan là các phim đã được cấp Giấy phép phổ biến và phân loại từ ngày 11/9/2019 đến ngày 15/8/2021; trường hợp đặc biệt do Trưởng ban Ban Chỉ đạo Liên hoan Phim xem xét, quyết định. Từ 141 bộ phim gửi hồ sơ tham dự, Ban Tổ chức đã tuyển chọn 128 phim của 42 đơn vị tham dự gồm: 26 phim truyện, 56 phim tài liệu, 15 phim khoa học, 31 phim hoạt hình.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.