Rừng ngập mặn: ‘Lá chắn’ giúp ứng phó với biến đổi khí hậu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Việc chặt phá rừng ngập mặn sẽ thải ra môi trường lượng carbon cao hơn gấp 4 lần so với cùng một lượng cây ở những khu vực khác.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Nhớ lại, gia đình tôi từng nhiều lần dùng bữa trưa tại một nhà hàng yêu thích ở quê nhà, thuộc vùng Vitória (Brazil), nằm bên bờ biển Đại Tây Dương. Ngay bên cạnh khu vực đó từng có một cánh rừng ngập mặn đẹp nguyên sơ”, nhà khoa học Angelo Bernardino, kể lại.

Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu về hệ sinh thái tự nhiên, nhà khoa học Bernardino đặc biệt chú trọng đến công tác bảo vệ rừng ngập mặn. Anh hiện là thành viên của mạng lưới National Geographic, chương trình Rolex Perpetual Planet Amazon Expedition, và một số các dự án nghiên cứu khoa học khác trải khắp lưu vực sông Amazon.

Rừng ngập mặn, với những loài cây mọc ven biển và cây bụi có đặc điểm: bộ rễ xù xì lộ lên trên bề mặt, thường phát triển mạnh ở những nơi mà các loài thực vật khác không tồn tại được. Điều kiện sinh trưởng của những cánh rừng này thường nằm tại những khu vực nơi các nhánh sông đổ ra đại dương, thuộc các vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới trong môi trường nước lợ, song đôi khi cũng ở cả trong môi trường nước ngọt.

Hoạt động khảo sát tại các cánh rừng ngập mặn được mô tả giống như một cuộc chạy đua với thời gian, bởi các nhà nghiên cứu sẽ chỉ có thể tiếp cận được với rễ cây tại đây khi thủy triều rút xuống. Nhà nghiên cứu Angelo Bernardino và các đồng nghiệp thường sẽ phải đợi trên thuyền cho đến khi thủy triều rút xuống, sau đó lội nước vào sâu bên trong cánh rừng để có thể kiểm tra các cụm rễ, lấy mẫu đất, đo đạc và chụp ảnh lưu lại. Tất cả thời gian họ có chỉ vỏn vẹn trong khoảng bốn giờ đồng hồ, trước khi những đợt sóng cao hơn 3m ập đến và tràn vào cánh rừng.

Theo nhà khoa học Bernardino, rừng ngập mặn có vai trò vô cùng quan trọng đối với các nỗ lực nhằm giảm thiểu những tác hại tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu đến khu vực này. Anh cho biết thêm rằng những cánh rừng này sẽ hấp thụ rất ít oxy, mà chủ yếu là muối và carbon.

Tuy nhiên, mục tiêu giảm phát thải của chính phủ Brazil trong thời điểm hiện nay không tập trung quá nhiều vào vấn đề bảo vệ rừng ngập mặn. Chính vì vậy, anh Bernardino đã nỗ lực thực hiện các nghiên cứu nhằm thu thập dữ liệu chứng minh, với hy vọng những chính sách đó sẽ sớm được thay đổi.

Nhóm nghiên cứu của nhà khoa học Angelo Bernardino cho biết, dù phá huỷ rừng ngập mặn sẽ thải ra lượng carbon nhiều hơn gấp 4 lần so với việc chặt cùng một lượng cây ở khu rừng khác, song mỗi năm, hiện vẫn có hơn 10km2rừng ngập mặn tại Amazon đã bị chặt phá.

“Đến giờ, chúng ta đã có đủ thông tin về những hệ luỵ đằng sau khi mà hệ sinh thái tại những cánh rừng ngập mặn bị xáo trộn, và một khi đã biết, chúng ta cần hành động trước khi quá muộn”, nhà khoa học Bernardino nhấn mạnh.

Theo National Geographic
Thủ đô Hà Nội mưa to đến rất to, gió giật cấp 9-11
Thủ đô Hà Nội mưa to đến rất to, gió giật cấp 9-11
(Ngày Nay) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 7/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 11, giật cấp 13; đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 10; khu vực Móng Cái (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; Cửa Ông (Quảng Ninh) cấp 7, giật cấp 8.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024
(Ngày Nay) - Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 để thảo luận, cho ý kiến đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Bùng phát dịch bệnh lưỡi xanh ở Na Uy
Bùng phát dịch bệnh lưỡi xanh ở Na Uy
(Ngày Nay) - Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) ngày 6/9 thông báo, Na Uy vừa ghi nhận một ổ dịch bệnh lưỡi xanh tại một trang trại chăn nuôi cừu ở miền Nam nước này.