Sai lầm khi cho người say rượu uống nước chanh

(Ngày Nay) - Những sai lầm trong việc giải rượu như cho uống nước chanh, cố gây nôn có thể nguy hiểm tính mạng hơn.
Sai lầm khi cho người say rượu uống nước chanh

BS Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, tại Trung tâm Chống độc, ngày nào cũng có bệnh nhân nhập viện ngộ độc rượu do ethanol và methanol (cồn công nghiệp).

Vào thời điểm trước và sau Tết, ngộ độc rượu cấp tính thường tăng nhiều so với các thời điểm khác trong năm. Nhiều trường hợp vào viện trong tình trạng hôn mê sâu với các biến chứng như: Khó thở, suy hô hấp, hạ đường huyết, tiêu cơ vân, suy thận.

Bệnh nhân ngộ độc do ethanol, nhẹ thì bị ức chế thần kinh trung ương gây kích thích, phấn chấn, nói nhiều, không làm chủ được bản thân khi điều khiển phương tiện giao thông; nặng thì gây tụt huyết áp, loạn nhịp tim, thở yếu, có thể ngừng thở, gây hạ đường máu, viêm dạ dày, chảy máu dạ dày…

Bệnh nhân ngộ độc rượu do methanol nguy hiểm hơn nhiều. Nhẹ thì ảnh hưởng đến thị lực, nặng ảnh hưởng đến thần kinh, não, máu, tim mạch, huyết áp, thận… rất dễ dẫn đến tử vong. Nếu may mắn giải độc kịp thời vẫn có thể để lại di chứng ở não bộ.

Theo BS Nguyễn Trung Nguyên, khi bệnh nhân bị ngộ độc rượu, nhất là có rối loạn ý thức, nguyên tắc cấp cứu cơ bản ban đầu là phải đảm bảo thông thoáng đường hô hấp, bằng cách cho bệnh nhân nằm đầu cao và nằm nghiêng sang một bên. Tốt nhất là nằm nghiêng sang bên phải có tác dụng dẫn lưu đờm dãi ra ngoài, hạn chế nguy cơ hít vào phổi, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân nôn. Tư thế này còn gọi là tư thế nghiêng an toàn. Cứ vài giờ phải đánh thức bệnh nhân dậy, nếu bệnh nhân tỉnh và có thể ăn uống được thì cho ăn cháo loãng... nhằm tránh hạ đường huyết.

Nếu bệnh nhân không tỉnh, nói ú ớ không rõ từ hoặc có dấu hiệu nặng không biết, thở nhanh và thở sâu, tím tái, chân tay lạnh, thì vẫn giữ bệnh nhân ở tư thế đầu cao, nằm nghiêng an toàn, sau đó nhanh chóng gọi người đến hỗ trợ, gọi xe cấp cứu tới xử lý và đưa bệnh nhân tới bệnh viện.

Nếu bệnh nhân tỉnh dậy nhưng đau đầu nhiều, chóng mặt và nhìn mờ, sợ ánh sáng, giảm hoặc mất thị lực, ảo thị, cần phải đưa tới bệnh viện khám. Với cả hai trường hợp, chúng ta phải ủ ấm cho bệnh nhân, đặc biệt là trời rét. Tuyệt đối không cho người bệnh tự điều khiển xe cộ hay lao động, dễ gây ra các tai nạn đáng tiếc.

BS Nguyễn Trung Nguyên cho biết có rất nhiều sai lầm mọi người hay mắc phải khi giải rượu cho người uống rượu say. Một trong những sai lầm khi giải rượu nhiều người mắc phải là cho người say rượu uống nước chanh hoặc các đồ uống chua.

Tuy nhiên, nếu người say vẫn còn một lượng rượu trong người thì khi kết hợp với nước uống chua dễ gây nôn thêm, tổn thương dạ dày do có axit. Nên cho họ uống các đồ uống có đường, muối như nước đường, mật ong, nước canh…

Thứ hai, việc gây nôn cũng cần phải lưu ý. Trường hợp uống rượu xong vẫn tỉnh táo, nói chuyện được bình thường có thể gây nôn nhưng trong tình trạng không tỉnh mà cố gây nôn sẽ rất nguy hiểm. Việc cố ép gây nôn dễ sặc, chất nôn nhiều có thể bị tràn vào phổi dễ gây viêm phổi.

“Uống rượu quá chén gây rất nhiều tác hại đối với sức khỏe con người. Bởi vậy, người dân cần tiết chế, điều độ không nên uống nhiều rượu. Không nên uống nhiều loại rượu cùng một lúc. Khi thấy có biểu hiện đau đầu, chóng mặt... sau vài tiếng uống rượu, người dân cần tới bệnh viện khám ngay”, BS Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, mọi người không nên cố săn lùng những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu. Không có một loại thuốc giải độc nào chống được say rượu chứng minh có tác dụng hiệu quả rõ ràng. Các loại thuốc giải rượu chỉ có tác dụng hỗ trợ một phần bù lại một số chất vitamin, muối, đường chứ không thể làm thay đổi hẳn việc đang hôn mê, ức chế thần kinh do ngộ độc rượu khi uống vào tỉnh trở lại là không có.

Không nên uống thêm vitamin B1, B6, acid folic… để làm giảm đau đầu khi say, bởi sẽ có hại cho gan. Paracetamon, Aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.

Khi say cũng lưu ý, không uống các loại thuốc chống nôn vì sẽ giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp càng tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày sẽ xơ gan, ung thư gan.

Để đảm bảo sức khỏe và hạn chế tác dụng phụ của rượu, khi uống rượu, mọi người cần ăn trước lót dạ dày. Người có bệnh về gan mật, huyết áp, tim cần thận trọng khi uống rượu.

Theo khuyến cáo, với nam giới, lượng rượu nên uống một ngày không quá 50 ml loại rượu 39-40 độ, bia không quá 400 ml. Còn nữ giới, lượng chỉ 1/2 của nam giới.

Theo Báo Gia Đình

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.