Sân khấu TP HCM tìm hướng đi cho thể loại chính kịch

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Giữa tháng 8/2022, tại Trường Trung cấp Múa Thành phố Hồ Chí Minh (Quận 3), Nhà hát Thế Giới Trẻ ra mắt điểm diễn dành cho thể loại chính kịch và kịch nghệ thuật với 2 tác phẩm kịch kinh điển có tên “Thành Thăng Long thuở ấy” và “Yêu là thoát tội”.
Sân khấu TP HCM tìm hướng đi cho thể loại chính kịch

Theo đó, Nhà hát Thế Giới Trẻ chỉ bán mỗi suất tối đa 100 vé với giá 250.000 đồng/vé. Nhà hát cũng chào đón những vị khán giả đặc biệt như: Nghệ sỹ nhân dân Kim Xuân, Tuyết Thu, đạo diễn Mỹ Khanh… Dù sân khấu nhỏ, khán giả khiêm tốn nhưng đêm diễn đã diễn ra ấm cúng trong tình cảm của những người yêu kịch lịch sử, chính kịch.

Nghệ sỹ Nhân dân Hoàng Yến, người từng dựng nhiều vở chính kịch, kịch lịch sử gây tiếng vang tại Nhà hát Thế Giới Trẻ cho biết, năm 2004, khi về diễn tại Nhà hát Kịch Sân khấu Nhỏ, chị đã được tiếp xúc và ngưỡng mộ tài năng và lòng yêu nghề của các nghệ sỹ như Thành Hội, Ái Như. Những nghệ sỹ này luôn là động lực để chị học tập và phấn đấu.

Nghệ sỹ Nhân dân Hoàng Yến chia sẻ, chị từng dẫn bạn đến xem kịch ở Hoàng Thái Thanh. Những vở diễn tại đây luôn gợi nhiều suy ngẫm, khiến người xem hướng thiện, hướng tới cái đẹp, mang tính giáo dục cao. Tuy nhiên, mỗi lần đến thấy sân khấu chỉ bán được vài chục vé, chị cũng cảm thấy xót xa, không biết đơn vị sẽ cầm cự được tới khi nào.

Nghệ sỹ Nhân dân Hoàng Yến cho rằng, dù biết không thể sống nếu cứ theo dòng chính kịch nhưng vì đam mê nên chị chấp nhận theo đuổi.

Hiện, chị cùng tác giả Minh Nguyệt, nhà thiết kế Sỹ Hoàng… vẫn đang lên các phương án để có thể duy trì một sân khấu chính kịch, đồng thời bù lỗ cho mỗi suất diễn. Theo nghệ sỹ, nếu các sân khấu không có những giải pháp mới thì dòng chính kịch sẽ khó có đất sống, những nghệ sỹ tài năng sẽ mệt mỏi và buông xuôi.

Trong đó, lối mở khi tìm đến các trường học đã có tín hiệu vui khi vở “Yêu là thoát tội” đến nay đã diễn được khoảng 120 suất. Tuy nhiên, thời gian qua, nhà hát không được tạo điều kiện để biểu diễn tại sân khấu của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh trong khi đi thuê rạp bên ngoài giá lại quá cao.

Đến nay, khi hợp tác với Trường Trung cấp Múa Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ. Trước mắt, đơn vị này sẽ hỗ trợ nhà hát có thể diễn định kỳ hàng tuần vào thứ sáu hoặc thứ bảy. Sau đêm ra mắt, sân khấu sẽ diễn phục vụ khán giả vở “Yêu là thoát tội” (ngày 26/8); ngày 2/9 với vở “Phận cát” (tức “Âm binh”); ngày 8/9 và 16/9 là vở “Thành Thăng Long thuở ấy”.

Sân khấu cải lương mới Đại Việt ban đầu hướng tới kế hoạch mỗi năm dựng 2 đến 3 vở chính kịch. Tuy nhiên, trước tình hình ngày càng khó khăn, đặc biệt là qua đợt dịch COVID-19, đơn vị này đã tính chuyển hướng khác. Riêng vở diễn nổi tiếng “Chuyện tình Khau Vai” của sân khấu lỗ hơn 300 triệu đồng. Vở “Nàng Xê Đa” lỗ khoảng 200 triệu đồng trong khi tổng số tiền đầu tư lên đến 700 triệu đồng.

Từng khai thác những tác phẩm chính kịch, lịch sử, ông Huỳnh Anh Tuấn, Đại diện Sân khấu Kịch Idecaf chia sẻ, trước đó, những vở diễn của sân khấu như “Vua Thánh triều Lê”, “Ngàn năm tình sử”… đều không nhận về được kết quả như mong đợi. Ngay cả vở nhạc kịch “Tiên Nga” đoạt giải Nhất giải thưởng Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019, được xem là tác phẩm đỉnh cao, thành công về chất lượng nghệ thuật lẫn khán giả (phục vụ khoảng 37 ngàn lượt khán giả) đến nay vẫn lỗ 2,2 tỷ đồng. Dù có nhiều lời yêu cầu tái diễn, ông Huỳnh Anh Tuấn vẫn không tiếp tục vì càng diễn càng lỗ.

Ông Huỳnh Anh Tuấn cho rằng, trong thời điểm làm sân khấu khó khăn, nếu không có những đổi mới về kịch bản, diễn viên, thủ pháp dàn dựng của đạo diễn, cải thiện cơ sở vật chất cũ kỹ lạc hậu thì sân khấu sẽ “chết dần chết mòn”.

Đại diện sân khấu Kịch Idecaf mong rằng, Nhà nước sẽ có những hỗ trợ như đặt hàng các tác phẩm chất lượng từ những đơn vị có khả năng hoặc có thể cho vay vốn không lãi suất để đầu tư vào sản phẩm văn hóa. Điều đó sẽ tiếp sức thiết thực cho các sân khấu còn đang bươn chải trong điều kiện khắc nghiệt như hiện nay.

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.