Sau nhiều bất đồng, Mỹ vẫn không từ bỏ urani của Nga

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Điều gì sẽ xảy ra với năng lượng hạt nhân của Mỹ nếu không có urani của Nga? Về mặt lý thuyết, câu trả lời ngắn gọn, sẽ là một sự cố hạt nhân.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Các nhà khoa học Mỹ lo ngại Nga có thể cản trở hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân ở Mỹ bằng cách ngừng cung cấp urani. Nếu những lo ngại đó thành hiện thực, Mỹ sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng điện lớn.

Ngay từ thời điểm cuộc xung đột Nga-Ukraine mới nổ ra, các chuyên gia đã cảnh báo Mỹ có nguy cơ phải đóng cửa hàng loạt các nhà máy điện hạt nhân trong trường hợp có lệnh cấm vận urani.

Tuy nhiên, đại diện các doanh nghiệp năng lượng hạt nhân của Mỹ đã yêu cầu Tổng thống Joe Biden không cấm nhập khẩu urani của Nga để tránh tăng giá điện.

Do đó, nhập khẩu urani thực sự không bị cấm - không giống như dầu mỏ, các sản phẩm dầu mỏ, khí đốt và than đá. Xét cho cùng, ngành năng lượng Mỹ phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ Nga, Kazakhstan và Uzbekistan cho gần một nửa nhu cầu của mình.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ vẫn chưa đề cập đến nhiên liệu hạt nhân từ Nga, mặc dù Washington "đang bị các nguy cơ chính trị hối thúc" giảm tỷ trọng.

Hồi tháng 3, Nima Ashkebussi, người đứng đầu Viện Năng lượng Quốc gia Mỹ, cho biết: "Các công ty điện lực của Mỹ ký hợp đồng cung cấp nhiên liệu cần thiết với mạng lưới các công ty và quốc gia trên thế giới để giảm rủi ro về khả năng gián đoạn nguồn cung. Nga vẫn là một nhà cung cấp nhiên liệu hạt nhân thương mại quan trọng trên toàn cầu".

Vào ngày 8/6, Bloomberg đưa tin về kế hoạch của Bộ Năng lượng Mỹ và các nhà lập pháp phân bổ 4,3 tỷ USD để tạo ra các cơ sở làm giàu urani của riêng họ.

Theo cơ quan này, hiện tại, chỉ có một cơ sở thương mại làm giàu urani ở Mỹ nhưng nó không thuộc về Washington mà là của tập đoàn URENCO của châu Âu.

Bloomberg lưu ý Bộ Năng lượng Mỹ lo ngại nghiêm trọng rằng căng thẳng giữa Nga với phương Tây có thể làm gián đoạn nguồn cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ.

Mỹ đã mua urani tương đối rẻ của Nga trong hơn 30 năm qua. Từ năm 1993 đến năm 2013, Mỹ đã sử dụng urani cấp độ vũ khí của Nga làm nhiên liệu theo hợp đồng do cựu Tổng thống Nga Boris Yeltsin ký.

Như một cử chỉ có đi có lại, Nga đã phá hủy 20.000 đầu đạn hạt nhân của mình và nhận được 17 tỷ USD từ Mỹ. Loại nhiên liệu này, do công ty châu Âu URENCO đóng gói trong các cụm lắp ráp cho các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ, đã cung cấp cho Mỹ một nửa tổng nhu cầu nhiên liệu hạt nhân.

"Ngành công nghiệp điện hạt nhân của Mỹ đang phụ thuộc vào urani giá rẻ của Nga. Nếu không có Moskva, ngành công nghiệp điện hạt nhân của Mỹ sẽ sụp đổ trong 1-1,5 năm", Alexei Anpilogov, Chủ tịch của Groundwork Foundation, cho biết.

Nhà phân tích trên chỉ rõ hiện Mỹ có 96 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, nhưng nước này hầu như không có cơ sở phân tách riêng và gần một nửa số cơ sở phân tách urani trên thế giới được đặt ở Nga.

Ngày 13/6, Matt Bowen và Paul Dubbar thuộc Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia đã cảnh báo trong một bài báo rằng Nga có thể đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân ở Mỹ chỉ bằng một quyết định.

"Do năng lượng hạt nhân chiếm hơn 20% công suất phát điện ở một số vùng của Mỹ, giá điện sẽ thậm chí còn cao hơn tỷ lệ lạm phát hiện nay", bài báo cho biết. Hiện tại công ty Rosatom của Nga nắm giữ 17% thị trường chế tạo nhiên liệu hạt nhân trên thế giới - lớn thứ ba sau Westinghouse của Mỹ và AREVA của Pháp.

Ngoài các nhà máy điện của riêng mình, tập đoàn nhà nước Nga chính thức cung cấp nhiên liệu hạt nhân thành phẩm cho Ukraine, Belarus, Iran, Séc, Slovakia, Hungary, Bulgaria, Armenia, Ấn Độ và một phần cho Trung Quốc.

Năm ngoái, Rosatom đã công bố kế hoạch đến năm 2030, một trong số đó là tăng cường xuất khẩu công nghệ hạt nhân và trở thành công ty dẫn đầu thị trường quốc tế về nhiên liệu hạt nhân với 24% thị phần toàn cầu.

Trong trường hợp Nga bất ngờ đáp trả lệnh trừng phạt năng lượng của phương Tây, không chỉ Mỹ mà một số nước châu Âu có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Cho đến nay, các lò phản ứng hạt nhân của Mỹ hàng năm tiêu thụ 25 nghìn tấn nhiên liệu urani, chiếm khoảng một phần tư tổng số urani được khai thác và làm giàu trên hành tinh. Năm 2020, 23% urani tại các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ là từ Nga. Và nếu thêm urani từ Kazakhstan và Uzbekistan, tỷ trọng sẽ là 1/2 nguồn nhiên liệu hạt nhân cho Mỹ. Điều đáng chú ý là một phần urani được khai thác ở Kazakhstan và Uzbekistan lại được vận chuyển đến Nga để làm giàu.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.