Sẽ có văn bản hướng dẫn quản lý học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học

Để quản lý việc sử dụng điện thoại di động trong giờ học của học sinh, sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể, đồng thời phối hợp với cơ quan chuyên môn, Bộ Thông tin và Truyền thông để xây dựng giải pháp kỹ thuật nhằm quản lý học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học.
Học sinh trường THPT Việt Đức, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh minh họa: Thành Đạt/TTXVN
Học sinh trường THPT Việt Đức, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh minh họa: Thành Đạt/TTXVN

Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có quy định: “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép". Quy định mới này của Bộ Giáo dục và Đào tạo gây ra nhiều luồng ý kiến khác nhau trong dư luận.

Chia sẻ rõ hơn về quy định này, Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Nam  nhấn mạnh: Quy định mới cho phép học sinh được sử dụng điện thoại di động trong lớp nhưng có điều kiện, có kiểm soát và phải vì mục đích học tập. Cần phải hiểu rằng, không phải  bất cứ lúc nào muốn là học sinh được sử dụng điện thoại di động trong lớp học.

Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Để quản lý việc sử dụng điện thoại di động trong giờ học của học sinh, sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể, đồng thời phối hợp với cơ quan chuyên môn, Bộ Thông tin và Truyền thông để xây dựng giải pháp kỹ thuật nhằm quản lý học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ: Theo thông tư 12 trước đây, một trong các hành vi học sinh không được làm là "sử dụng điện thoại di động trong giờ học", tức là cấm hoàn toàn việc sử dụng điện thoại trong giờ học, đã vào lớp học là không được dùng điện thoại. Tuy nhiên, thông tư mới sẽ áp dụng từ ngày 1/11 tới đây chỉ cấm việc sử dụng mà không phục vụ cho học tập và không được giáo viên cho phép.

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, ở thời đại công nghệ thông tin, nguồn học liệu điện tử trên mạng internet ngày càng phong phú và được phát triển để hỗ trợ việc dạy học của giáo viên và học sinh. Ở các quốc gia có điều kiện, học sinh khi đến lớp có thể vừa thực hiện các bài học trên lớp vừa có thể tra cứu thông tin, truy cập các bài học trên mạng internet. Giáo viên tổ chức cho học sinh học tập theo cách như vậy để phát triển phẩm chất, năng lực.

Với những lớp học chưa có điều kiện về phòng máy tính và không nhất thiết phải vào phòng máy nhưng giáo viên có thể giao cho học sinh những bài học mà học sinh cần khai thác, truy cập vào mạng hoặc các nguồn học liệu mạng LAN của trường. Khi đó, học sinh có thể sử dụng điện thoại như một công cụ để truy cập những nội dung phục vụ bài học và thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao.

Trước lo ngại của nhiều phụ huynh về việc sử dụng điện thoại có thể gây mất tập trung trong giờ học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho rằng: Với quy định mới, giáo viên có thể cho phép học sinh sử dụng điện thoại vào mục đích học tập nhưng cũng chỉ trong một thời gian ngắn, sau đó phải dừng lại chứ không thể sử dụng điện thoại xuyên suốt giờ học. Xã hội đang có những chuyển biến mạnh mẽ, hướng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy và học.

Khi đã dạy học qua internet thì phải có phương tiện cho học sinh truy cập vào các nguồn học liệu như máy tính, điện thoại di động và các công cụ khác... Như vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo không cấm hoàn toàn việc học sinh dùng điện thoại trong lớp nhưng cũng không có nghĩa là được dùng một cách thoải mái, không có kiểm soát.

Theo TTXVN
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
(Ngày Nay) - Để đối phó với tình trạng học sinh bỏ học ngày càng gia tăng, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm tạo ra một môi trường học đường an toàn, thân thiện và phù hợp với nhu cầu của từng trẻ nhỏ .
Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được vinh danh trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024
(Ngày Nay) - Vừa qua, Tân Á Đại Thành đã được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, đồng thời, Tập đoàn cũng đứng trong Top 5 nơi làm việc tốt nhất nhóm ngành hàng Sản xuất Chế biến Chế tạo Công nghiệp, theo công bố của Anphabe. Đây là minh chứng cho những thành tựu của Tập đoàn trong việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp , sáng tạo và bền vững.
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
(Ngày Nay) - Tình hình chiến sự tại vùng Kursk của Nga đang trở nên bất lợi cho Ukraine khi Nga gia tăng lực lượng nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Trong khi đó, tình hình ở mặt trận phía Đông Ukraine cũng đang diễn biến phức tạp.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.