'Siêu tên lửa' mới của Iran khiến LHQ phát cảnh báo

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - "Siêu tên lửa" có thể bay với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh và có khả năng cơ động cao, khiến chúng không thể bị theo dõi và phòng thủ.
Iran được cho là đã thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm. Ảnh: NYT
Iran được cho là đã thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm. Ảnh: NYT

Iran tuyên bố đã phát triển một loại tên lửa như vậy đặt ra câu hỏi về việc Tehran lấy công nghệ từ đâu? Theo trang tin Arabnews.com, cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc (LHQ) mới đây đã bày tỏ lo ngại sau khi Iran tuyên bố đã phát triển một “siêu tên lửa” có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ của bất kỳ quốc gia nào.

Ông Rafael Grossi, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết: “Tất cả những thông báo này gây mối quan ngại, làm gia tăng sự chú ý của công chúng đối với chương trình hạt nhân Iran.

Tên lửa siêu vượt âm của Iran có thể mang đầu đạn hạt nhân giống như tên lửa đạn đạo truyền thống, nhưng chúng có thể bay với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh và có khả năng cơ động cao, khiến chúng không thể bị theo dõi và đánh chặn.

Không giống như tên lửa đạn đạo, tên lửa siêu vượt âm bay trên quỹ đạo thấp trong khí quyển và có thể tiếp cận mục tiêu nhanh hơn.

Trước đó, truyền thông Iran đưa tin Lực lượng Hàng không Vũ trụ thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã phóng thử nghiệm tên lửa 3 tầng với động cơ sử dụng nhiên liệu rắn Qaem-100 (Ghaem-100). Đây là loại tên lửa đẩy để phóng vệ tinh do Iran phát triển, có thể đưa vệ tinh nặng đến 80 kg lên quỹ đạo cách bề mặt Trái Đất khoảng 500km.

Tướng Amirali Hajizadeh, Tư lệnh IRGC cho biết tên lửa siêu vượt âm mới của Iran được phát triển để chống lại các lá chắn phòng không. "Nó có khả năng vượt qua tất cả các hệ thống phòng thủ chống tên lửa", ông Hajizadeh nói, lưu ý phải mất nhiều thập kỷ trước khi một hệ thống có khả năng đánh chặn nó được phát triển.

Nhiều nhà phân tích vũ khí cho rằng đánh giá của vị tướng Iran trên là đúng. Một số quốc gia đã phát triển các hệ thống được thiết kế để phòng thủ trước tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, nhưng khả năng theo dõi và đánh chặn một tên lửa siêu vượt âm vẫn còn hạn chế.

Iran tuyên bố phát triển một loại tên lửa như vậy đã đặt ra câu hỏi về việc Tehran có được công nghệ này từ đâu. Việc Triều Tiên thử tên lửa siêu vượt âm vào năm ngoái đã làm dấy lên lo ngại về cuộc chạy đua trong lĩnh vực công nghệ này, hiện đang dẫn đầu bởi Nga, tiếp theo là Trung Quốc và Mỹ.

Iran và Nga đều là mục tiêu của các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt từ phương Tây. Hai nước đã đáp trả bằng cách thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng để giúp thúc đẩy nền kinh tế của họ.

Mỹ cũng đã nhiều lần lên tiếng lo ngại rằng những vụ thử nghiệm tên lửa như trên có thể thúc đẩy công nghệ tên lửa đạn đạo của Iran, tiến đến khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Lo ngại về vấn đề này, vào tháng 3 vừa qua, Chính phủ Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các hoạt động liên quan đến tên lửa của Iran.

Trong khi đó, IAEA cho biết họ không thấy "tiến triển gì" về các cuộc thảo luận với Tehran liên quan đến các hạt uranium chưa được khai báo bị phát hiện tại ba địa điểm nghiên cứu ở Iran. Đáp lại, Iran đã đồng ý về chuyến thăm của các thanh tra IAEA trong tháng này để cung cấp câu trả lời.

Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ gắn biển công trình đạt giải Đặc biệt giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III đối với Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) -  Chiều 15/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ gắn biển đạt giải Đặc biệt trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị dông sét và ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu phát triển, gây mưa rào và dông cho hầu khắp khu vực thành phố Hà Nội.
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
(Ngày Nay) - Tiến sĩ Lê Kiên Thành khoác trên mình bộ vest xanh lịch lãm, phong thái điềm đạm nhẹ nhàng, nở nụ cười hiền lành, từ tốn bước vào khán phòng giao lưu với độc giả sau khi xuất bản quyển sách đầu tay “Những khoảnh khắc sống”. Ông đến với văn đàn muôn vàn tinh tú ở độ “Thất thập” bằng những câu chuyện thật, rất thật cùng lời lẽ chân thành, mộc mạc và hơn hết là một trái tim nhạy cảm, giàu lòng nhân hậu.
Người khuyết tật vươn lên làm chủ công nghệ
Người khuyết tật vươn lên làm chủ công nghệ
(Ngày Nay) - Từng mặc cảm, tự ti với sự khiếm khuyết của cơ thể, chàng trai 24 tuổi Dương Văn Dũng, đã dần tìm thấy giá trị của bản thân khi được tiếp cận cơ hội học thiết kế đồ họa.