Siêu Trăng và Trăng máu cùng xuất hiện vào đêm Rằm

Lần đầu tiên trong 30 năm qua, hiện tượng nguyệt thực toàn phần (hay trăng máu) và siêu trăng sẽ cùng xuất hiện vào đêm Trung thu.
Siêu Trăng và Trăng máu cùng xuất hiện vào đêm Rằm

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết hiện tượng đầu tiên sau hơn 30 năm này xảy ra vào đêm 27 rạng sáng ngày 28/9, trùng với ngày Rằm Trung thu của một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc.

Đây là nguyệt thực siêu trăng đầu tiên kể từ năm 1982, và lần kế tiếp sẽ diễn ra vào năm 2033.

Siêu Trăng và Trăng máu cùng xuất hiện vào đêm Rằm - anh 1

Siêu mặt trăng và trăng máu cùng xảy ra trong đêm Trung thu. Ảnh: CNN

Ngoài ra, hiện tượng nguyệt thực toàn phần (trăng máu) cũng xảy ra khi mặt trăng bị bóng của trái đất che lấp. Đây là lần đầu tiên hiện tượng siêu trăng và trăng máu cùng xuất hiện trong 30 năm qua.

Theo đó, siêu mặt trăng năm nay sẽ lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với thời điểm nó đi qua điểm cực viễn với trái đất. NASA thông báo hiện tượng nguyệt thực sẽ được nhìn thấy ở châu Mỹ, châu Phi, một phần Tây Á và đông Thái Bình Dương vào ngày 27/9. Nguyệt thực toàn phần kéo dài khoảng 1h12’.

Siêu Trăng và Trăng máu cùng xuất hiện vào đêm Rằm - anh 2

“Mặt trăng máu” chụp năm 2007

Siêu trăng xảy ra do Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất theo quỹ đạo hình elip chứ không phải tròn, với khoảng cách trung bình 384.000 km.

Vị trí xa nhất của Mặt Trăng so với Trái Đất cách nhau 405.600 km, vị trí gần nhất (cận điểm) cách nhau 363.700 km. Siêu trăng là trăng tròn ở vị trí cận điểm, lớn hơn 14% và sáng hơn gấp 30% so với lúc nó ở vị trí xa nhất, hay còn gọi là "minimoons".

Siêu Trăng và Trăng máu cùng xuất hiện vào đêm Rằm - anh 3

Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất đi qua giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, chúng ở vị trí thẳng hàng với nhau

Theo NASA, siêu trăng kết hợp với nguyệt thực toàn phần là hiện tượng rất đặc biệt và không xảy ra thường xuyên. Kể từ năm 1900, nó mới chỉ xuất hiện 5 lần (vào các năm 1910, 1928, 1946, 1964, 1982). Trong khi đó, nguyệt thực phổ biến hơn rất nhiều. Bất kỳ địa điểm nào trên Trái Đất cũng có thể trông thấy nguyệt thực toàn phần trung bình 2,5 năm/lần.

Anh Phương (TH)

>>> Xem thêm:

- Mặt Trăng ngày càng teo nhỏ đi vì.... Trái đất

- NASA lùi lịch phóng tàu Orion, tăng kinh phí lên 17 tỷ USD

- 10 hành tinh bí ẩn nhất khiến các nhà khoa học 'đau đầu'

Ảnh minh hoạ.
Đề xuất chuẩn hóa bữa ăn học đường
(Ngày Nay) - Cần tiến tới luật hóa dinh dưỡng học đường và đây sẽ là cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý, nhà trường, doanh nghiệp chuẩn bị và tuân thủ các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, quy trình, chuyên môn phục vụ bữa ăn học đường.
Các đại biểu Việt Nam và Nhật Bản chụp ảnh lưu niệm tại Lễ kỷ niệm.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập trường Đại học Việt Nhật
(Ngày Nay) - Sáng ngày 12/10, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tới tham dự Lễ Khai giảng năm học mới 2024-2025 tại Trung Tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia NIC. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập trường Đại học Việt Nhật với chủ đề "Vì tương lai Thế hệ trẻ Việt Nam".
Người dân sơ tán khỏi vùng ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Niamey, Niger. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Lũ lụt ảnh hưởng đến 6,6 triệu người ở Tây và Trung Phi
(Ngày Nay) - Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) ngày 11/10 cho biết số người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở khu vực Tây và Trung Phi đang tiếp tục tăng lên, hiện ở mức 6,6 triệu người tại 16 quốc gia.
Ảnh: AzmanL/Getty Images
Smartphone có thể bị nghe lén mọi lúc mọi nơi
(Ngày Nay) - Các cảm biến chuyển động trong điện thoại thông minh có thể bị biến thành micro tạm thời để nghe lén các cuộc trò chuyện, vượt qua các tính năng bảo mật được thiết kế nhằm ngăn chặn những cuộc tấn công này.