Singapore: Người cha đồng tính được chấp thuận quyền nuôi con ruột

(Ngày Nay) - Bất chấp chính sách công khai ủng hộ việc làm cha mẹ thông qua hôn nhân - và chống lại sự hình thành của các gia đình đồng giới - tòa án quyết định bắt buộc phải coi quyền lợi của đứa trẻ là ưu tiên hàng đầu.
Singapore: Người cha đồng tính được chấp thuận quyền nuôi con ruột

Tòa án Tối cao Singapore hôm thứ Hai (17/12) đã cho phép một người đàn ông đồng tính nhận nuôi con trai ruột năm tuổi của mình, bé trai được một người phụ nữ mang thai hộ ở Mỹ.

"Đây là một vụ việc mang tính bước ngoặt vì đây là lần đầu tiên việc mang thai hộ và nhận con nuôi của người đồng tính được xem xét tỉ mỉ bởi tòa án", ông Koh Tien Hua - luật sư của người cha đồng tính, cho biết.

Người cha là một nhà bệnh lý học 46 tuổi, đã hẹn hò với một người đàn ông bằng tuổi từ năm 1998. Cặp đôi này - cả hai đều là công dân Singapore - bắt đầu sống với nhau vào năm 2003 và hiện đang sống cùng một bé trai và một người giúp việc trong một căn hộ, theo tài liệu của tòa án.

Quan hệ tình dục đồng tính nam bị cấm ở Singapore và hôn nhân đồng giới không được pháp luật nước này công nhận.

Cặp đôi ban đầu muốn nhận con nuôi nhưng không được chính quyền chấp thuận. Vì vậy, họ đã đến Mỹ và trả khoảng 200.000 USD cho một người phụ nữ để mang thai hộ thông qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Tinh trùng của người cha đã được cấy ghép vào trứng của một người phụ nữ giấu tên. Ở Singapore, một quy trình sinh sản được hỗ trợ chỉ có thể được thực hiện đối với người phụ nữ đã kết hôn với sự đồng ý của người phối ngẫu.

Cậu bé sau khi được sinh ra đã được đưa về Singapore, nhưng đơn xin nhập quốc tịch nước này sớm bị từ chối. Sau đó, cặp đôi đã liên hệ với Bộ Phát triển Gia đình và Xã hội Singapore để được tư vấn và được cho biết mong muốn của họ sẽ được chấp thuận nếu đứa trẻ được nhận nuôi hợp pháp.

Vào tháng 12 năm 2014, người cha ruột đã nộp đơn xin làm cha mẹ đơn thân để nhận nuôi đứa trẻ. Việc nhận con nuôi chung của hai người đàn ông không được phép theo luật của Singapore.

Ba năm sau, đơn của họ đã bị một thẩm phán quận bác bỏ và nói rằng vụ việc này "có vấn đề về mặt đạo đức" khi cặp đôi này ra nước ngoài để sinh con thông qua việc mang thai hộ.

Những người đàn ông đã kháng cáo lại phán quyết này, nhưng nhấn mạnh trong các cuộc phỏng vấn truyền thông trước đó rằng họ "không thúc đẩy bất kỳ chương trình nghị sự nào cho các vấn đề đồng tính". 

Quyết định của Tòa án Tối cao đã lật lại phán quyết trước đó cho thấy việc chấp thuận cho nhận nuôi xuất phát từ chính lợi ích và nhằm bảo vệ quyền công dân Singapore của đứa trẻ, quyền định cư lâu dài tại Singapore bởi cha cậu bé và gia đình đều là công dân nước này.

"Sự cân nhắc này có sức nặng đáng kể, dựa trên ý thức về sự an toàn và tình cảm của đứa trẻ, cũng như sự ổn định lâu dài của các thỏa thuận chăm sóc của cậu bé", Chánh án Sundaresh Menon viết.

Ông cũng nói rằng "tòa án không thể và không nên đưa ra một chính sách công chống lại việc mang thai hộ và làm cho nó có trọng lượng trong trường hợp hiện tại".

Luật pháp địa phương không rõ ràng cấm việc mang thai hộ, nhưng các tổ chức chăm sóc sức khỏe không được phép cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sinh sản cho các trường hợp mang thai hộ.

"Tòa án nhận thấy rằng không có chính sách nào chống lại việc làm cha mẹ có kế hoạch hoặc có chủ ý của người độc thân thông qua việc sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản hoặc mang thai hộ, ông Ivan Cheong - luật sư thứ hai của người cha, nhận xét.

Chán án Menon cũng lưu ý rằng việc cấp lệnh nhận con nuôi cho người đàn ông sẽ không trái với chính sách khuyến khích các đơn vị gia đình dị tính như điều kiện nuôi dạy con tối ưu - bởi vì chính sách này không đòi hỏi một cách hợp lý các hình thức làm cha mẹ khác.

Ông cũng nói rằng chính sách công không được trao quyền chống lại việc hình thành các đơn vị gia đình đồng tính vì chính sách này không phát sinh từ Đạo luật Nhận nuôi trẻ em.

Đồng thời, Chán án Menon viết: "Không có gì chỉ ra rằng người đàn ông đã cố tình vi phạm bất kỳ luật pháp hoặc chính sách nào.

Không có lý do nào ở trên là đủ sức mạnh để cho phép chúng tôi bỏ qua mệnh lệnh theo luật định để thúc đẩy quyền lợi của đứa trẻ, và thực sự, coi phúc lợi của đứa trẻ là điều ưu tiên và tối quan trọng", ông kết luận. Bằng chứng cũng ủng hộ rằng phúc lợi xã hội của đứa trẻ sẽ được nâng cao thông qua phán quyết chấp thuận cho nhận nuôi.

Tuy nhiên, Chán án Menon đã đảm bảo đủ điều kiện để đưa ra quyết định này với mức độ khó khăn không đáng kể - dựa trên các tình tiết của vụ kiện và áp dụng pháp luật, thay vì "sự ủng hộ" hoặc "lòng trắc ẩn" dành cho cặp đôi đồng tính nam.

"Cuối cùng, quyền lợi của đứa trẻ cũng được đảm bảo. Tòa án đã công nhận điều này, khách hàng của chúng tôi rất vui mừng", luật sư Cheong cho biết.

Theo CNA
TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?