Sợ rủi ro, phụ nữ quay về ‘làm đẹp không xâm lấn’

(Ngày Nay) -Lo ngại các phương pháp làm đẹp công nghệ cao sẽ làm “hỏng vĩnh viễn” làn da của mình, nhiều phụ nữ thông minh đã quay trở lại chọn phương pháp “làm đẹp không xâm lấn”, chăm sóc da tại các spa uy tín với các sản phẩm nguồn gốc rõ ràng. 
 
Sợ rủi ro, phụ nữ quay về ‘làm đẹp không xâm lấn’

Đẹp cấp kỳ chỉ là quảng cáo

Bỏ 25 triệu đồng để đi trị nám bằng tia laze, chị Anh Phương ở Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội mất 4 tháng ròng rã mỗi tháng 2 lần tới spa để trị liệu cùng chế độ kiêng nắng, gió, nước biển, đồ ăn không có thịt bò, trứng…một cách nghiêm ngặt.

Thế nhưng, sau 8 lần trị liệu, các vết nám trên mặt chị không mờ đi mà còn có dấu hiệu lì da, chết da. “Trước đây các vết nám trên mặt tôi chỉ lác đác như tàn nhang thì sau trị liệu trở thành các vùng thẫm màu rộng hơn, da mặt khi không trang điểm loang lổ thấy rõ, da không đều màu, rất chán”, chị Phương buồn phiền phàn nàn.

Cũng mong “đẹp cấp kỳ”, chị Diệu Hà ở Nam Thăng Long, Hà Nội chọn phương pháp trẻ hoá da Hifu tại một Spa khá uy tín. “Họ nói không đau, chỉ tê tê như kiến cắn nhưng thực tế thì tôi cảm giác như hàm mình bị nghiến và đập mỗi khi đầu kim trên máy Hifu này tác động. Tôi ê buốt răng 2 hôm không ăn được gì. 1 tháng sau tôi chỉ được nằm ngửa vì họ dặn nếu nằm nghiêng thì sẽ bị lệch mặt. Tôi cũng không được khóc hay buồn phiền vì như vậy sẽ tạo thành các nếp nhăn. Cứ như thế 2 tháng sau thì da có chút cải thiện nhưng 6 tháng sau thì lại xấu hơn trước khi làm”, chị Hà chia sẻ.

Chị Minh Anh ở Hải Dương mới đây đã phải tới viện da liễu Hà Nội để trị mụn biến chứng sau khi làm lăn kim vi điểm để chống lão hoá da. Gương mặt của chị sưng phù vì mụn chi chít và mưng mủ do quá trình lăn kim khiến da chị bị nhiễm trùng.

Chị Phương, chị Hà, chị Minh Anh chỉ là ba trong số rất nhiều chị em đang “ngậm quả đắng” vì chọn phương pháp làm đẹp cấp tốc với các phương pháp được quảng cáo là công nghệ cao như trị liệu bằng laze, ánh sáng, máy móc.

Các spa đều quảng cáo các loại máy móc công nghệ cao này theo công nghệ Châu Âu, Mỹ, Hàn, Nhật xong thực tế phần lớn là máy móc Trung Quốc và không phải loại nào cũng được kiểm nghiệm nghiêm ngặt hay đã được phép của ngành y tế. Hơn nữa các loại máy móc công nghệ cao đòi hỏi người cầm máy phải là những bác sĩ được đào tạo chuyên sâu và có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp. Trong khi phần lớn các Spa quảng cáo rầm rộ song tay nghề của các kỹ thuật viên chỉ được đào tạo sơ sài, training trên máy trong thời gian “thần tốc” khó tránh khỏi khách hàng gặp rủi ro khi trị liệu.

Spa truyền thống vẫn là lựa chọn an toàn, hiệu quả

Theo chị Hồng Anh, phụ trách Spa Dermacare ở 27 Lý Thái Tổ, Hà Nội, một trong những spa đầu tiên của Hà Nội thì ngày càng nhiều chị em phụ nữ sau khi làm đẹp cấp tốc bị hỏng đã tìm tới spa của chị để trị liệu mong phục hồi được phần nào những biến chứng của da do máy móc và tia laze sử dụng không đúng cách gây ra.

“17 năm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp, spa của chúng tôi có một nguyên tắc là không lạm dụng công nghệ vào các bước chăm sóc da. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên kỹ thuật cao, tay nghề cao và họ thực hiện liệu pháp chăm sóc da mặt theo các phương pháp truyền thống, đã được y học và ngành thẩm mỹ, làm đẹp sử dụng hàng chục năm nay và vẫn đang rất phát triển ở nhiều nước trên toàn thế giới. Phương pháp làm đẹp bằng chăm sóc da không xâm lấn, không tổn hại, làm cho da khoẻ lên, qua đó đẹp lên dần dần nhưng bền vững”, chị Hồng Anh phân tích.

Vẫn theo chuyên gia làm đẹp giàu kinh nghiệm này thì công nghệ làm đẹp không chỉ cần làm đủ và đúng theo quy trình là có hiệu quả. Quan trọng nhất là sản phẩm được sử dụng và kỹ năng của chuyên viên khi kiểm tra, nhận định về tình trạng da để đưa ra phương hướng trị liệu đúng đắn - “Sai một ly, là đi một dặm”.

Sợ rủi ro, phụ nữ quay về ‘làm đẹp không xâm lấn’ ảnh 1 Nhiều phụ nữ trung thành với phương pháp làm đẹp không xâm lấn, ảnh, khách hàng trải nghiệm dịch vụ tại spa Drema Care 17 Lý Thái Tổ, HN

"Thế giới spa đã thay đổi chóng mặt với hàng trăm sản phẩm làm đẹp nhưng 17 năm qua spa của tôi chỉ dùng 100% sản phẩm của Dermalogica - hãng mỹ phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi Viện nghiên cứu về da Quốc Tế tại Mỹ - The International Dermal Institute (IDI). Viện quy tụ những các chuyên gia đầu ngành về giảng dạy, và ngày nay, trường đào tạo của IDI được xem là tiêu chuẩn vàng cho chương trình cao học về liệu pháp chăm sóc da và cơ thể với 37 phân viện trên toàn thế giới.

Dermalogica có hơn 100,000 chuyên viên chăm sóc da có mặt trên hơn 80 quốc gia, trong đó Dermacare đã và đang là đại lý số 1 - cả về sản phẩm và chất lượng chăm sóc da - của Dermalogica tại Việt Nam hiện nay.

Mỹ vẫn luôn là quốc gia đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu trên thế giới, và IDI cũng không phải là ngoại lệ. Dermalogica luôn luôn cập nhật các xu hướng mới, các sản phẩm, các phương pháp trị liệu được cải tiến liên tục để trị liệu cho tất cả các vấn đề về da. Với cương vị là đại lý số 1 của Dermalogica, các chuyên viên của Dermacare phải trải qua những khóa học bài bản và thường xuyên để đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Cũng chính vì vậy mà dù đã xuất hiện từ năm 1999 cho đến nay, Dermacare vẫn không bị lỗi thời trong giới làm đẹp", chị Hồng Anh chia sẻ.

Quả thật, thế mạnh của chăm sóc da theo phương pháp làm đẹp không xâm lấn, theo các chuyên gia thẩm mỹ, spa nằm ở sản phẩm mà các spa sử dụng. Những Spa lớn, có thâm niên trong nghề, sử dụng 100% sản phẩm chính hãng trong các cộng đoạn chăm sóc da sẽ đem lại hiệu qủa rõ rệt trên da của khách hàng.

Điều quan trọng là mỗi phụ nữ khi quyết định chọn phương pháp làm đẹp cần tìm hiểu kỹ về cơ địa bản thân cũng như các phương pháp làm đẹp và nên chọn các cơ sở làm đẹp lâu năm, uy tín, có nhiều kinh nghiệm. Làm đẹp công nghệ cao cũng có nhiều điểm ưu việt nếu như thực hiện đúng quy trình và sản phẩm, máy móc tốt. Làm đẹp không xâm lấn “chậm mà chắc”, chị em phải có thời gian cho bản thân để kiên trì theo đuổi liệu trình (thường từ 8-10 lần/ liệu trình) và cần có sự kiên nhẫn, không nóng vội, coi làm đẹp cũng là thời gian dành cho mình thư giãn, nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân.

Châu Á thích “Làm đẹp xâm lấn”, Châu Âu chuộng “Làm đẹp không xâm lấn”?

 “Làm đẹp xâm lấn” nhìn chung là các hình thức làm đẹp bằng các công cụ gây tổn thương đến da thịt, cần thời gian phục hồi.

Có thể bạn không biết, cuộc phẫu thuật thẩm mỹ đầu tiên được ghi lại là vào thế kỷ 16 tại Anh.

Anh cũng như các nước Châu Âu khác, ngành công nghiệp làm đẹp phát triển khá sớm, cách đây 5 thế kỷ họ đã sử dụng các phương pháp làm đẹp xâm lấn. Qua rất nhiều nghiên cứu và trải nghiệm, người phương Tây nhận ra rằng làm đẹp bằng các phương pháp xâm lấn để lại hậu quả tương đối nghiêm trọng. Vì vậy, trong khoảng 30 năm trở lại đây, những người đi tiên phong trong ngành công nghiệp làm đẹp gần như điên cuồng theo đuổi các phương pháp “Làm đẹp không xâm lấn”.

Có chăng là quá lỗi thời khi hiện nay, tại châu Á, gần hơn là Việt Nam mới rộn ràng các phương pháp “Làm đẹp xâm lấn”, trong khi người phương Tây đã nghiên cứu và sử dụng các phương pháp “Làm đẹp không xâm lấn” hàng chục năm nay rồi?

TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.