So sánh sức mạnh Nga-phương Tây: Bên nào “khủng” hơn?

15 năm sau khi ông Putin bước vào điện Kremlin, quân đội Nga đã lớn hơn, mạnh hơn và được trang bị tốt hơn bất cứ lúc nào kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
So sánh sức mạnh Nga-phương Tây: Bên nào “khủng” hơn?

Theo nhận định từ tờ Telegraph, 15 năm sau khi ông Putin bước vào Điện Kremlin, quân đội Nga đã lớn hơn, mạnh mẽ hơn và được trang bị tốt hơn rất nhiều kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

So sánh sức mạnh Nga-phương Tây: Bên nào “khủng” hơn? - anh 1

Quân đội Nga

Với khả năng huy động trên 750.000 quân thường trực và 2,5 triệu quân dự bị, sở hữu nhiều xe tăng nhất thế giới, lực lượng không quân lớn thứ ba thế giới, nước Nga vẫn duy trì được sức mạnh vô song của một cựu siêu cường.

Nga vẫn giữ được nhiều sức mạnh từ thời kỳ Liên Xô. Nhưng cùng với đó, nhiều chương trình huấn luyện, tái trang bị vũ khí đã được thực hiện nhằm nâng cao sức mạnh vốn có từ thời Liên Xô cho quân đội Nga.

Với công nghệ tương đối thấp, những vũ khí hỏa lực cao đã được khẳng định tại cuộc xung đột Ukraine. Nga Nga vẫn vượt trội với nhiều xe tăng, pháo tự hành và các hệ thống phóng nhiều tên lửa hơn bất cứ quốc gia nào trên hành tinh này.

So sánh sức mạnh Nga-phương Tây: Bên nào “khủng” hơn? - anh 2

Xe bọc thép Bumerang mới tại cuộc diễn tập diễu binh ở Quảng trường Đỏ

Các lực lượng vũ trang của Nga dưới thời ông Putin dù đã bị thu hẹp nhưng vẫn lớn thứ tư thế giới, sau Trung Quốc (2,3 triệu), Ấn Độ (1,4 triệu) và Mỹ (1,3 triệu). Những loại vũ khí hoả lực cao của Nga vẫn vượt trội, Nga có nhiều xe tăng, pháo tự hành và hệ thống phóng tên lửa hơn bất cứ quốc gia nào.

Tuy nhiên, Nga vẫn còn thua Mỹ và tổng lực và thua nhiều nước phương Tây khác về công nghệ. Kho vũ khí khổng lồ của Nga vẫn có đa số khí tài thiết kế từ thời Liên Xô.

Vì vậy, trong năm 2009, điện Kremlin đã lên kế hoạch chi gần 1/3 ngân sách cho quân sự, bất chấp khủng hoảng tài chính toàn cầu. Và con số chi tiêu này tiếp tục tăng lên cho tới nay.

Năm ngoái, Nga chi hơn 78 tỷ USD, tương đương với 4,5% GDP cho quốc phòng - theo số liệu của Viện Nghiên cứu hoà bình quốc tế SIPRI Thuỵ Điển. Con số này tăng so với 3,6% GDP kể từ khi ông Putin nắm quyền năm 2000.

SIPRI cho hay ngân sách quốc phòng của Nga năm 2014 cao thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Trong khi đó, Anh chỉ chi 2,2%, giảm so với 3,6% GDP trong cùng thời kỳ như trên và đã cắt giảm tất cả các lĩnh vực quốc phòng.

Theo so sánh, vương quốc Anh dành 2,2% (giảm 3,6% so với cùng kỳ) và đã cắt giảm toàn bộ các chi nhánh của quân đội.

So sánh sức mạnh Nga-phương Tây: Bên nào “khủng” hơn? - anh 3

Xe tăng chủ lực mới T-14 Armata của Nga

Với tháp pháo robot và nhắm mục tiêu tự động, xe tăng T-14 Armanta được quảng cáo là chiếc xe tăng đầu tiên của Nga có khả năng cạnh tranh với – thậm chí là vượt mặt – những xe bọc thép của phương Tây như Challenger II của Anh và Abrams của Mỹ. Một chương trình đầy tham vọng là tạo ra hơn 2000 xe tăng mới trong 5 năm tới cũng được Nga nhắm tới.

Anh Phương (TH)

>>> Xem thêm:

- Top 5 vũ khí uy lực nhất của Hải quân Nga

- Toàn cảnh lễ duyệt binh hào hùng trên Quảng trường Đỏ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức

- Những vũ khí khủng lần đầu xuất hiện trong Lễ Duyệt binh ở Nga

Google đối diện rắc rối pháp lý mới
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
(Ngày Nay) -  Ngày 6/1, Google cho biết công ty con này của Alphabet đang phải đối mặt với khiếu nại thứ hai từ tổ chức đại diện quyền lợi cho người lao động Mỹ.
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
(Ngày Nay) - Điện ảnh Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng, khi sự cạnh tranh không chỉ dừng lại ở những tác phẩm nội địa mà còn đối diện với làn sóng mạnh mẽ từ các nền điện ảnh châu Á khác như Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.