“Sử Ca” - Công trình tâm huyết của nhạc sĩ Phạm Đăng Khương

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một ấn phẩm âm nhạc với nội dung đồ sộ mang tên Sử Ca, vinh danh những Anh hùng dân tộc Việt Nam trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước của nhạc sĩ Phạm Đăng Khương, là công trình âm nhạc tâm huyết và ý nghĩa.

Nhạc sĩ Phạm Đăng Khương đã khéo léo kết hợp âm nhạc với lịch sử, tạo nên những nhạc phẩm không chỉ đẹp về giai điệu mà còn sâu sắc về nội dung, giúp người nghe hiểu thêm về những nhân vật lịch sử của Việt Nam.

“Sử Ca” - Công trình tâm huyết của nhạc sĩ Phạm Đăng Khương ảnh 1

Bìa tập nhạc "Sử Ca" của nhạc sĩ Phạm Đăng Khương

Ấn phẩm Sử Ca là minh chứng cho tài năng và cống hiến không ngừng của Phạm Đăng Khương trong sự nghiệp sáng tạo âm nhạc. Ông không chỉ là một nhạc sĩ mà còn là một người kể chuyện bằng âm nhạc.

Những ca khúc trong Sử Ca mang đậm dấu ấn danh nhân, phản ánh những câu chuyện lịch sử, những kỷ niệm và tình cảm sâu sắc của ông đối với lịch sử dân tộc, quê hương và con người Việt Nam mà ông đã từng học qua. Mỗi nhạc phẩm như một bức tranh sống động, vẽ nên những hình ảnh thân thuộc và gần gũi….

Tác giả có lần nói lên trăn trở của mình: “Hằng ngày đi trên những con đường ở các thành phố, chúng ta thường thấy những bảng tên đường quen thuộc như Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lê Lợi, Trần Quốc Toản, Hai Bà Trưng..., chỉ biết rằng đó là những bậc anh hùng, những người có công dựng nước, giữ nước đã hàng trăm, hàng ngàn năm qua, nhưng nhiều khi không nhớ rõ ở thời đại lịch sử nào, công lao ra sao. Không chỉ các em học sinh không nhớ mà ngay cả bậc phụ huynh cũng không nhớ, không hiểu hết công trạng của các bậc tiền bối…”.

“Sử Ca” - Công trình tâm huyết của nhạc sĩ Phạm Đăng Khương ảnh 2

Giản Thanh Sơn và nhạc sĩ Phạm Đăng Khương trong một lần giao lưu văn nghệ với bạn bè tại Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM - Ảnh: Phan Tùng Sơn

Những con đường mang tên các anh hùng dân tộc không chỉ là những cái tên mà còn là những câu chuyện lịch sử đầy cảm hứng, gắn liền với một thời kỳ, một cuộc chiến đấu, những công trạng vĩ đại, và nhạc sĩ Phạm Đăng Khương với tâm niệm, qua âm nhạc, sẽ truyền tải ý nghĩa và vinh danh từng nhân vật lịch sử đó…

Nhạc sĩ Phạm Đăng Khương không chỉ sáng tác những giai điệu đẹp mà còn ở khả năng truyền tải cảm xúc những câu chuyện qua từng nốt nhạc.

Ấn phẩm Sử Ca in đợt đầu 1.500 cuốn. Trường THPT Trần Quốc Tuấn (Quảng Ngãi, quê nhạc sĩ) đăng ký mua 1.000 cuốn. Riêng, tác giả sẽ thực hiện những audio dành tặng cho các Đài Truyền hình, phát thanh, đồng thời, gửi link cho nhiều trường mang tên các vị anh hùng dân tộc trong tập sách nhằm lan toả đến học sinh…


Một số tác phẩm đã xuất bản của nhạc sĩ như: Như Cơn Gió Vô Tình (tập nhạc - NXB Âm nhạc Hà Nội), Tình Yêu Trở Lại (tập nhạc - NXB Trẻ), Chuyện Trời Ơi Đất Hỡi (tập sách - NXB Hội Nhà Văn), Lung Linh Miền Thuỳ Dương (tập sách ảnh nghệ thuật - NXB Hội Nhà Văn), Mười Hai Con Giáp (tập nhạc thiếu nhi và video, karaoke - NXB Hội Nhà Văn), Cho Đời Chút Bình Yên (tập nhạc về Phật giáo - NXB Đồng Nai), Hồng Bàng Đất Mẹ Văn Lang (tập nhạc gồm 50 ca khúc về lịch sử VN - NXB Thanh Niên)….

“Sử Ca” - Công trình tâm huyết của nhạc sĩ Phạm Đăng Khương ảnh 3

Bìa tập nhạc "Cho đời chút bình yên" của nhạc sĩ Phạm Đăng Khương

Mẹ đẻ là "vũ khí bí mật" của tỷ phú Musk
Mẹ đẻ là "vũ khí bí mật" của tỷ phú Musk
(Ngày Nay) - Bà Maye Musk, mẹ của tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk, là gương mặt tiêu biểu của xu hướng “những người ảnh hưởng bạc” (silver influencer) với thành công trong vượt qua nghịch cảnh và tạo đồng cảm mạnh mẽ tại Trung Quốc. Liệu bà có thể là vũ khí bí mật của tỷ phú Elon Musk tại quốc gia tỷ dân?
Theo thước đo của Liên hợp quốc, các quốc gia có hơn 7% dân số từ 65 tuổi trở lên được coi là xã hội già hóa, trên 14% là “xã hội già,” trong khi trên 20% là “xã hội siêu già." Nguồn: The Korea Times
Hàn Quốc chính thức trở thành xã hội "siêu già"
(Ngày Nay) - Tính đến ngày 23/12, Hàn Quốc có 10,24 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 20% tổng dân số 51,22 triệu người của cả nước, chính thức trở thành xã hội "siêu già theo thước đo của Liên hợp quốc.