Sự sống được tìm thấy dưới lớp băng vĩnh cửu ở Nam Cực

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Các nhà khoa học trước đây vốn cho rằng nhiệt độ lạnh giá, điều kiện thiếu ánh sáng và thức ăn ở độ sâu này khiến các sinh vật sống không thể phát triển.
Hình ảnh từ video cho thấy hình ảnh sinh vật dưới băng ở Nam Cực, có hình dạng tương tự bọt biển. (Ảnh: TS. Huw Griffiths/Insider)
Hình ảnh từ video cho thấy hình ảnh sinh vật dưới băng ở Nam Cực, có hình dạng tương tự bọt biển. (Ảnh: TS. Huw Griffiths/Insider)

Các sinh vật được tìm thấy gắn liền với một tảng đá bên dưới thềm băng Filchner-Ronne (dải băng Filchner-Ronne). Đội chuyên gia từ Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh đã khoan qua 2.860 feet (khoảng 871 mét) băng để thực hiện cuộc nghiên cứu.

“Khu vực bên dưới những thềm băng này có lẽ là một trong những môi trường sống ít được biết đến nhất trên Trái đất”, Huw Griffiths, một trong những nhà khoa học tham gia đoàn khảo sát cho biết trong một video trên Twitter.

"Chúng tôi vốn không nghĩ rằng những loại sinh vật như bọt biển sẽ được tìm thấy ở đó."

Thềm băng Filchner-Ronner là một dải băng ở Nam Cực giáp biển Weddel. Dải băng rộng hơn 579.000 dặm vuông Anh (khoảng 949.000km2), phía dưới lớp băng chưa được khai thác tìm hiểu nhiều.

Những tảng băng khổng lồ thỉnh thoảng vỡ ra khỏi các thềm băng và trôi đi. Một tính toán chỉ ra rằng, nếu băng ở Nam Cực tan hết, mực nước biển trên toàn thế giới sẽ dâng cao thêm khoảng gần 70m so với hiện tại. Vào tháng 12, một trong những tảng băng trôi này đã đe dọa đâm vào nơi sinh sản của sư tử biển và chim cánh cụt.

Các nhà khoa học nói rằng họ vốn không chủ trương tìm kiếm sự sống.

Trong lúc khoan qua lớp băng để thu thập các mẫu vật từ đáy biển, cách biển 160 dặm (khoảng 257 km), máy quay của Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh đã va vào một tảng đá. Khi họ kiểm tra lại cảnh quay, bí ẩn đã được hé lộ.

Đoạn video cho thấy hai loại sinh vật không xác định, một loại màu đỏ dường như có thân dài, trong khi một loại khác có màu trắng, trông giống bọt biển tròn.

"Khám phá của chúng tôi đặt ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, chẳng hạn như làm thế nào chúng có thể di chuyển đến đó?" Griffith cho biết trong một thông cáo báo chí. "Chúng ăn gì để tồn tại? Chúng đã ở đó bao lâu rồi?"

Các nhà khoa học cho biết bước tiếp theo của họ là tìm hiểu xem liệu những sinh vật đó có phải thuộc một loài chưa từng biết trước đây hay không.

Griffiths nói: “Để trả lời tất cả những câu hỏi đặt ra, chúng tôi sẽ phải tìm cách tiếp cận gần hơn với những loài sinh vật này và môi trường sống của chúng.”

Sự sống được tìm thấy dưới lớp băng vĩnh cửu ở Nam Cực ảnh 1

Thềm băng Filchner-Ronne (Ảnh: ESA)

Cuộc sống tại các trạm nghiên cứu ở Nam Cực không hề dễ dàng. Nam Cực được xem là lục địa biệt lập và lạnh giá nhất trái đất. Ước tính có khoảng 5000 nhà khoa học và nhà nghiên cứu sống tại đây vào mùa hè, và khoảng 1000 người làm việc vào mùa đông. Trường hợp đầu tiên nhiễm COVID-19 trên lục địa được ghi nhận vào tháng 12 năm ngoái tại một cơ sở nghiên cứu của Chile.

Theo Business Insider
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.