Tại sao những chiếc nơ lại trở thành “cơn sốt”?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Là biểu tượng của phái nữ, những chiếc nơ đã và đang tạo nên xu hướng trên toàn thế giới.
Tất cả mọi thứ được gói ghém gọn gàng trong một chiếc nơ. Ảnh: Tiktok
Tất cả mọi thứ được gói ghém gọn gàng trong một chiếc nơ. Ảnh: Tiktok

Tất cả mọi thứ, từ khoai tây chiên, viên đá, dưa chuột, lọ thuốc, đến cả cuộn giấy vệ sinh, đều được gói ghém gọn gàng trong một chiếc nơ. Những video như vậy nhận được hàng triệu lượt xem và lượt thích trên Tiktok.

Xu hướng gắn nơ vào mọi thứ vẫn không có dấu hiệu giảm nhiệt. Pinterest (một website chia sẻ ảnh theo dạng mạng xã hội) xếp độ phổ biến của “nơ” trên cả trang phục, giày dép, tóc và trang sức; những video liên quan đến nơ trên TikTok đã tích lũy hơn 1 tỷ lượt xem.

Mọi việc khởi nguồn từ việc nữ tính hóa mọi thứ. Sandy Liang là một trong những người đầu tiên “làm sống lại” loại phụ kiện này. Tiktok của cô ngập tràn các video hướng dẫn tự làm những chiếc nơ cài tóc.

Tại sao những chiếc nơ lại trở thành “cơn sốt”? ảnh 1

Một người mẫu với chiếc nơ trên mặt tại buổi trình diễn của Simone Rocha vào tháng 2 năm 2023. Ảnh: The Guardian

Trào lưu sử dụng nơ không chỉ dừng lại trên mạng xã hội mà còn lan rộng sang ngành thời trang. Những bộ trang phục với họa tiết nơ hay người mẫu gắn nơ trên mặt không còn trở nên xa lạ. Sự “trỗi dậy” này khiến nhiều nhà mốt phải thốt lên “Tại sao lại như vậy nhỉ?”

Nhà tạo mẫu Mimi Wade cho biết một chiếc nơ có thể khiến bộ trang phục trở nên nữ tính hoặc quyến rũ tùy vào cách bạn mặc chúng.

Các nhà thiết kế thế hệ mới đang phá bỏ định kiến nơ là một họa tiết nữ tính và yếu đuối. Nơ không chỉ có màu hồng và gắn ở váy vóc mà còn xuất hiện với những kiểu dáng mới lạ và màu sắc đa dạng.

Nhà thiết kế người Anh Katie Roberts-Wood cũng liên kết sự nữ tính với sức mạnh. “Mặc dù rất nhiều biểu tượng về cách ăn mặc nữ tính trong lịch sử thể hiện việc phụ nữ bị coi thường, bị áp bức và chỉ được xem là món đồ trưng bày đẹp đẽ, nhưng tôi nghĩ điều này có thể đảo ngược trong bối cảnh thời trang hiện đại. Xã hội nói chung có thể coi kiểu ăn mặc này là ngớ ngẩn, phù phiếm và tầm thường, nhưng đối với những người nhìn ra được tiềm năng của nó, có điều gì đó kỳ diệu và tự do khi ăn mặc theo phong cách này.”

Có rất nhiều phong cách ăn mặc nổi lên từ “cơn sốt” nơ này. Tiêu biểu là Coquette Core, một phong cách thẩm mỹ nữ tính và tinh tế, tập trung sử dụng diềm xếp nếp, ren và nơ trong những chiếc váy ngắn và áo ngực. Bên cạnh Coquette Core còn có Ballet Core (kiểu thời trang lấy cảm hứng từ trang phục của các vũ công múa ballet), Barbie Core (lấy cảm hứng từ bộ phim Barbie với tone màu chủ đạo là màu hồng) và Regency Core (được lấy cảm hứng từ thời kỳ Nhiếp chính (1811-1820) tại Anh).

Tại sao những chiếc nơ lại trở thành “cơn sốt”? ảnh 2

Coquette Core tập trung sử dụng diềm xếp nếp, ren và nơ. Ảnh: Pinterest

Tại sao những chiếc nơ lại trở thành “cơn sốt”? ảnh 3

Ballet Core lấy cảm hứng từ trang phục của các vũ công múa ballet. Ảnh: Women

Tại sao những chiếc nơ lại trở thành “cơn sốt”? ảnh 4

Barbie Core lấy cảm hứng từ bộ phim Barbie với tone màu chủ đạo là màu hồng. Ảnh: Pinterest

Tại sao những chiếc nơ lại trở thành “cơn sốt”? ảnh 5

Regency Core được lấy cảm hứng từ thời kỳ Nhiếp chính (1811-1820) tại Anh. Ảnh: Netflix

Theo The Guardian
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).