Tại sao lớp khí mờ bao quanh Mặt trời (quầng hào quang) có nhiệt độ cao gấp 200 lần so với bề mặt của Mặt trời vẫn là một bí ẩn. Nhưng mới đây một nhóm các nhà khoa học đến từ Pháp tin rằng họ đã tìm ra một phần câu trả lời cho bí ẩn này.
Ba nhà khoa học đến từ trường Đại học Bách khoa Paris và trường Đại học Paris (Pháp) đã tạo ra một mô hình trên máy vi tính để mô phỏng những gì diễn ra trong quầng hào quang Mặt trời.
“Tất cả mọi người đều biết rằng năng lượng đến từ phía dưới và chúng biết có rất nhiều năng lượng”, Tiến sĩ Tahar Amari, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết. Nhưng điều khiến các nhà khoa học băn khoăn cho đến nay là nguồn của năng lượng đó.
Tại sao lớp khí mờ bao quanh mặt trời (quầng hào quang) có nhiệt độ cao gấp 200 lần so với bề mặt của mặt trời vẫn là một bí ẩn. |
Bề mặt của Mặt trời có nhiệt độ khoảng 5.500 độ C, khiến phần lớn khí quanh Mặt trời là plasma. Khi khí di chuyển, nó hoạt động giống như một máy phát điện.
Trong mô hình trên máy vi tính, các nhà khoa học cho rằng khi những máy phát điện này giải phóng năng lượng, chúng tạo ra cột phun trào nhỏ trên bề mặt và đẩy năng lượng tới quầng hào quang. Nhóm nghiên cứu cho biết mô hình của họ có thể được so sánh như một rừng đước.
Mô hình mô phỏng mặt trời giải phóng năng lượng lên quầng hào quang. |
Từ trường trên bề mặt của Mặt trời là rễ của cây. Năng lượng di chuyển lên cây và giải phóng gần ngọn cây, tương tự như cách ôxy thoát khỏi lá cây và bay vào bầu khí quyển.
Hiện tại, nghiên cứu mới chỉ được thực hiện trên mô hình máy tính, nhưng các nhà khoa học sẽ từng bước tìm ra bằng chứng chính xác hơn để giải thích tại sao Mặt trời của chúng ta hoạt động theo cơ chế này.
Xem thêm:
- Cậu bé 15 tuổi phát hiện hành tinh mới nóng như sao Mộc
- NASA kỷ niệm 50 năm ngày loài người bước chân ngoài vũ trụ [Photos]