Shophouse – phân khúc hấp dẫn nhất thị trường
Trong bối cảnh sức tiêu thụ phân khúc căn hộ có dấu hiệu chững lại, lượng cung condotel bắt đầu vượt quá cầu thì nhà phố thương mại (shophouse) vẫn thu hút được sự quan tâm của khách hàng và nhà đầu tư. Nửa đầu năm 2019, thị trường BĐS Hà Nội ghi nhận 3.241 căn nhà ở gắn liền với đất được mở bán. Doanh số bán hàng ghi nhận con số ấn tượng khi đạt gần 3.000 giao dịch, cao hơn 14% so với cả năm 2018
Các sản phẩm shophouse ngày càng khan hiếm, chủ yếu được xây dựng trong các khu đô thị và chỉ chiếm 2-5% số sản phẩm toàn khu. |
Có nhiều lý do lý giải vì sao các sản phẩm shophouse luôn hấp dẫn nhà đầu tư, trong đó theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thì đây là phân khúc có thanh khoản cao, doanh thu từ việc cho thuê mặt bằng của các căn shophouse lên tới 8% đến 12%/năm, thậm chí còn cao hơn lãi suất tiết kiệm tại ngân hàng. Cùng với đó, tâm lý thích sở hữu đất đai, sản phẩm BĐS gắn liền với đất của người Việt cũng giúp phân khúc này luôn tạo hấp lực lớn với khách hàng.
Còn theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì một nguyên nhân khác cũng tạo đà cho phân khúc shophouse sôi động, đó là việc thị trường bán lẻ đang trên đà bùng nổ. Việt Nam cũng trong giai đoạn có tinh thần khởi nghiệp rất cao, nhu cầu thuê lại mặt bằng để mở văn phòng và phục vụ nhu cầu kinh doanh ngày càng lớn.
Do đó, giá của phân khúc bất động sản liền thổ đã đạt đỉnh. Theo CBRE thì biệt thự trung bình thứ cấp đạt 4.075 USD mỗi m2 đất. Đây là lần đầu tiên giá phân khúc này vượt mốc 4.000 USD sau 2 năm. Trong khi đó, cho nhà liền kề, shophouse trung bình đạt 4.557 USD mỗi m2 thuê lại mặt bằng để mở văn phòng và phục vụ nhu cầu kinh doanh ngày càng lớn.
Nguồn cung ngày càng khan hiếm
Các căn shophouse nằm trong khu đô thị, có vị trí đẹp thường tăng giá nhanh và khả năng kinh doanh cao. |
Thực tế cho thấy, nhu cầu đối với shophouse ngày càng cao, tuy nhiên số lượng nguồn cung tương lai chắc chắn giảm mạnh do ảnh hưởng của của chính sách hạn chế xây nhà thấp tầng. Được biết, hiện Chính phủ đã giao UBND TP. Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu quy hoạch các khu đô thị hiện đại, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ trong các khu vực: Đông Anh, Gia Lâm, Yên Viên và Long Biên, hạn chế tối đa việc xây dựng các công trình thấp tầng, góp phần giảm tải khu vực nội đô. Bên cạnh đó, quỹ đất tại các quận nội đô ngày càng thu hẹp, số lượng các sản phẩm shophouse tại khu vực nội thành ngày càng khan hiếm, đã khiến các dự án thuộc phân khúc này ở những khu vực nêu trên từ cuối năm 2018 đến nay luôn thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư.
Là quận có tốc độ đô thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầng phát triển, và gần phố cổ nhất, nhiều năm qua quận Long Biên trở thành điểm đến của người dân cũng như các doanh nghiệp BĐS. Đặc biệt, xu hướng “rời phố qua sông” nở rộ cũng khiến khu vực BĐS Long Biên tăng giá nhanh chóng.
Đáng chú ý, trong bản đồ quy hoạch phân khu đô thị N10 (đã được thành phố Hà Nội phê duyệt), sự xuất hiện của cây cầu Trần Hưng Đạo (dự kiến quy hoạch) nối liền quận Hoàn Kiếm và quận Long Biên đang trở thành lợi thế khiến BĐS Long Biên nói chung, phân khúc shophouse nói riêng trở nên nóng sốt hơn bao giờ hết. Đó chính là lý do mà các sản phẩm shophouse tại Khai Sơn Town luôn đắt hàng, thậm chí chí 72 căn shophouse tại tiểu khu 4 ra hàng trong tháng 8/2019 cũng không đáp ứng đủ nhu cầu sở hữu của các nhà đầu tư.
Giới chuyên gia cũng khẳng định nguồn hàng shophouse sẽ ngày càng trở nên khan hiếm, đặc biệt đối với những dư án có quy hoạch kĩ lưỡng, sở hữu vị trí đắc địa sẽ luôn là lựa chọn tối ưu của nhà đầu tư thông thái.