Tăng tiền ăn cho VĐV chỉ đủ bù trượt giá?

0:00 / 0:00
0:00
[Ngày Nay] - Từ 1/1/2021, mức tiền ăn cho các tuyển thủ và tuyển thủ trẻ quốc gia sẽ được điều chỉnh lên 320 nghìn đồng/người/ngày, tăng 30 nghìn đồng. Riêng trong thời gian tập huấn chuẩn bị tham dự SEA Games, Asian Games, Olympic, mức áp dụng là 480 nghìn đồng.
Sau 9 năm, tiền ăn của đối tượng lao động siêu đặc thù này chỉ tăng đúng 90 nghìn đồng.
Sau 9 năm, tiền ăn của đối tượng lao động siêu đặc thù này chỉ tăng đúng 90 nghìn đồng.

Cũng như những lần trước, mức mới chỉ đáp ứng bù trượt giá, chứ thực chất không hề tăng. Sau 9 năm, tiền ăn của đối tượng lao động siêu đặc thù này chỉ tăng đúng 90 nghìn đồng.

Tăng cũng như không

Thông tư liên Bộ quy định về chế độ dinh dưỡng đối với HLV, VĐV thể thao thành tích cao vừa được ban hành, và có hiệu lực từ 1/1/2021. Theo đó, trong thời gian tập huấn trong nước, các HLV, VĐV được điều chỉnh tăng mức tiền ăn hàng ngày so với định mức đang áp dụng từ 1/10/ 2018, cụ thể: Đội tuyển Quốc gia: 320.000 đồng/người/ngày (tăng 30.000 đồng). Đội tuyển trẻ quốc gia: 320.000 đồng/người/ngày (tăng 30.000 đồng). Đội tuyển cấp tỉnh, ngành: 240.000 đồng/người/ngày (tăng 20.000 đồng). Đội tuyển trẻ cấp tỉnh, ngành: 200.000 đồng/người/ngày (tăng 25.000 đồng).

Đáng chú ý, các HLV, VĐV được triệu tập vào các ĐTQG để chuẩn bị tham dự SEA Games, Asian Games, Olympic sẽ được hưởng mức ăn hàng ngày là 480.000 đồng/người/ngày (tăng thêm 80.000 đồng), trong thời gian tối đa 90 ngày.

Có thể thấy các định mức ấy trên thực tế mới chỉ điều chỉnh cho phù hợp với biến động giá cả thị trường sau hai năm, và thực chất chưa hề tăng. Tuy chưa hề tăng song như nhìn nhận theo cách tích cực đơn giản của những người trong cuộc thì chí ít sự điều chỉnh “bù” lần này cũng khá kịp thời, chứ không chậm trễ đến mức khó tin như trước.

Tiền ăn tăng... 120 nghìn đồng sau 9 năm

Với định mức mới lần này, mức tiền ăn cho các VĐV đã được điều chỉnh sau hai năm, chứ không phải chờ dài cổ tới 7 năm như lần trước.

Tăng tiền ăn cho VĐV chỉ đủ bù trượt giá? ảnh 1

Theo thống kê, mức tiền ăn của thành viên của các ĐTQG Việt Nam hiện tại chưa bằng một nửa của các đồng nghiệp Thái Lan, Malaysia và thậm chí so với Singapore thua tới 4 lần. 

200 nghìn đồng/ngày cho tuyển thủ quốc gia và 150 nghìn đồng với tuyển thủ trẻ quốc gia là mức tiền ăn được áp dụng từ 2011. Mức này nhanh chóng bộc lộ bất cập, trong điều kiện vật giá leo thang. Các tuyển thủ, nhất là ở những môn có khối lượng vận động nặng, mới chỉ có thể ăn cho  đủ no bụng, chứ chưa đủ chất. Thế nhưng phải đến tận tháng 10/2018, qua 7 năm, nó mới được  điều chỉnh lên mức 290 nghìn đồng/ngày.

Điểm tích cực nhất của sự thay đổi, là mức ăn đã không còn phân biệt giữa tuyển thủ quốc gia và tuyển thủ trẻ như trước. Các tuyển thủ trẻ vốn đòi hỏi dinh dưỡng cao đã được đảm bảo gấp đôi mức 150 nghìn đồng khi trước. Điều đó đã có những tác động lớn đối với việc tập luyện, thi đấu của các vận động viên đang tuổi ăn tuổi lớn.

Chỉ có điều, đối với các tuyển thủ quốc gia, những người đang gánh vác trực tiếp việc đua tranh thành tích, thì mức tiền ăn tiếng là tăng mà như không tăng. Đơn giản vì mức mới 290 nghìn đồng thậm chí còn thấp hơn cả mức cũ 200 nghìn đồng, đặt trong điều kiện vật giá leo thang. Nó chỉ giúp các Trung tâm Huấn luyện Quốc gia đỡ khổ hơn trong việc cân đối nuôi quân, chứ chưa thể đáp ứng cho các tuyển thủ quốc gia ăn ngon, ăn đủ chất, chứ chưa nói đến ăn theo đúng đặc thù. Địa điểm nuôi quân cực chẳng đã phải ứng phó bằng cách chia sẻ khẩu phần ở những môn có nhu cầu dinh dưỡng thấp như thể dục dụng cụ, bắn súng cho các môn đòi hỏi cao như cử tạ, vật, karatedo.

Và giờ với mức điều chỉnh thêm 30 nghìn đồng, mọi chuyện vẫn không có gì thay đổi. Mức mới 320 nghìn đồng cũng lại rơi vào tình trạng thấp hơn mức 290 nghìn đồng của hai năm trước. Nhìn lại cả quá trình mới thấy tiền ăn cho các VĐV, cụ thể là các tuyển thủ quốc gia, chỉ tăng 120 nghìn đồng sau hơn 9 năm.

Xem ra việc giải quyết bài toàn dinh dưỡng cho các tuyển thủ quốc gia vẫn sẽ chỉ mang tính ứng phó tình thế, theo kiểu được chăng hay chớ. Các Trung tâm Huấn luyện Quốc gia, các địa phương nuôi quân vẫn cứ phải  gồng mình gắng sức trước những cơn bão giá. Còn chính các VĐV, kể cả các tuyển thủ từ lâu đã quá quen với chuyện ăn đúng nghĩa để no và đủ số lượng.

Theo thống kê, mức tiền ăn của thành viên của các ĐTQG Việt Nam hiện tại chưa bằng một nửa của các đồng nghiệp Thái Lan, Malaysia và thậm chí so với Singapore thua tới 4 lần. 

Như đánh giá của các chuyên gia thể thao, quá khó để một tuyển thủ quốc gia, dù có tài năng và quyết tâm đến đâu, có thể vươn tới tầm châu lục, tập luyện trong các điều kiện như những năm 1980 ở Trung tâm HLTTQG Hà Nội, với mức tiền ăn 320 nghìn đồng/ngày và nhận tiền công tối đa 6-7 triệu đồng/tháng.

Hiện tại ngành thể thao đã xin được chế độ đầu tư trọng điểm cho các tuyển thủ đặc biệt xuất sắc với mức tiền ăn 400 nghìn đồng/ngày và mức tiền công 400 nghìn đồng/ngày. Tuy nhiên chỉ có 50-70 VĐV trong tổng số trên 1.000 tuyển thủ được tập trung hàng năm được hưởng mức này.

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.