Tàu ngầm bí ẩn của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh

(Ngày Nay) - USS Halibut là tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường đầu tiên của thế giới được chế tạo cho nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo những năm Chiến tranh Lạnh.
Mô hình tàu USS Halibut SSGN-587 của Mỹ. Ảnh: Flankers-site
Mô hình tàu USS Halibut SSGN-587 của Mỹ. Ảnh: Flankers-site

Theo tạp chí National Interest, USS Halibut là một trong những tàu ngầm khác thường nhất những năm Chiến tranh Lạnh. Nó được đặt theo tên một loại cá kỳ lạ trên biển, cá bơn, loại cá chuyên săn mồi dưới đáy biển, có thân hình dẹp với 2 con mắt nằm về phía một bên. Loài cá này thường nằm sát dưới đáy biển để phục kích kẻ thù.

Tương tự như cá bơn, USS Halibut (SSNG-587) là một tàu ngầm khác thường, con tàu dành nhiều thời gian dưới đáy đại dương. Halibut là một tàu ngầm gián điệp chuyên thực hiện những nhiệm vụ tối mật trong Chiến tranh Lạnh.

Halibut cũng là tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường đầu tiên của hải quân Mỹ cũng như của thế giới. Con tàu được chế tạo để phóng tên lửa hành trình SSM-N-9 Regulus II. Tên lửa được phóng thông qua một giá phóng nghiêng. Tàu ngầm Halibut có thể mang theo 5 tên lửa Regulus II.

Tàu ngầm Halibut được đưa vào hoạt động từ năm 1960. Đến năm 1965, tên lửa Regulus trở nên lỗi thời, hải quân Mỹ quyết định nâng cấp Halibus cho nhiệm vụ mới. Khoang chứa tên lửa trước đây được sửa đổi để mang theo 2 tàu lặn điều khiển từ xa (ROV) có biệt danh “Fish”.

ROV được trang bị máy ảnh dưới nước, hệ thống định vị thủy âm có thể tìm kiếm các đối tượng ở độ sâu tới 7.600 m. Sau khi trải qua quá trình nâng cấp, USS Halibut được giao nhiệm vụ tìm kiếm và cứu  hộ biển sâu.

Tháng 7/1968, Halibut nhận nhiệm vụ tối mật tìm kiếm và xác định vị trí tàu ngầm K-129, lớp Golf-II của Liên Xô bị chìm cách khoảng 1.600 hải lý ngoài khơi bờ biển Hawaii. K-129 bị chìm cùng 3 tên lửa đạn đạo tầm trung R-21 có thể mang theo đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ 8-100 kt.

Tàu ngầm bí ẩn của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh ảnh 1Tàu ngầm USS Halibut bắn tên lửa Regulus bên cạnh tàu sân bay USS Lexington năm 1960. Ảnh: Hải quân Mỹ

Washington muốn tìm kiếm và trục với tên lửa Liên Xô để nghiên cứu. Halibut vào khu vực nghi tàu ngầm Liên Xô chìm và triển khai ROV để tìm kiếm. Tàu ngầm Halibut cùng đội ngũ tìm kiếm đã chụp khoảng 20.000 bức ảnh và đã xác định được vị trí chìm của tàu ngầm Liên Xô.

Thủy thủ đoàn tàu Halibut đã nhận được bằng khen của tổng thống Mỹ sau khi hoàn thành nhiệm vụ có giá trị khoa học quan trọng. Tàu ngầm Halibut đóng góp vai trò quan trọng trong chiến dịch tình báo bí mật nhất Chiến tranh Lạnh “Dự án Azorian” của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA).

Đến năm 1970, Halibut lại được nâng cấp để thực hiện các nhiệm vụ dài ngày dưới nước. Năm 1971, tàu được triển khai cho nhiệm vụ tối mật mang tên Ivy Bells, một chiến dịch bí mật nhằm đặt một thiết bị nghe lén vào hệ thống cáp ngầm dưới nước nối căn cứ tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Liên Xô ở Petropavlovsk, bán đảo Kamchatka với trụ sở hạm đội Thái Bình Dương ở Vladivostok.

Tàu ngầm Halibut bí mật tiếp cận vị trí thả cáp của Liên Xô, sau đó triển khai ROV mang theo thợ lặn để lắp thiết bị nghe lén vào cáp ngầm. Nhiệm vụ thành công một cách hoàn hảo, thiết bị này cho phép Washington theo dõi mọi hoạt động của tàu ngầm Liên Xô.

Thủy thủ đoàn tàu Halibut tiếp tục nhận được bằng khen thứ 2 của tổng thống sau thành công của chiến dịch Ivy Bells. USS Halibut chính thức ngưng hoạt động vào ngày 1/10/1975. Nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo được thay thế bằng tàu USS Parche (SSN-683), lớp Sturgeon và ngày nay là USS Jimmy Carter, lớp Seawolf.

Theo Zing
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
(Ngày Nay) - Với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan”, Carnaval Hạ Long 2024 diễn ra vào tối 28/4, tại khu du lịch Bãi Cháy, lần đầu tiên được tổ chức trên biển được ví như bữa tiệc của âm nhạc và ánh sáng, đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.