Hàng trăm người ủng hộ cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck đã bắt đầu tập trung bên ngoài Tòa án Tối cao Bangkok vào đầu tuần, trước khi tòa ra phán quyết về hành vi sơ suất có thể phải đối mặt với mức án 10 năm tù của Cựu Thủ tướng.
Thái Lan tăng cường 4.000 cảnh sát bên ngoài phiên tòa xét xử Cựu Thủ tướng |
Bản án đã được chờ đợi từ lâu có thể gây ra căng thẳng ở các nước Đông Nam Á và có những hàm ý sâu rộng trong vương quốc bị chia cắt về mặt chính trị.
Chương trình trợ cấp gạo - chính sách chủ đạo của chính quyền Yingluck - cho thấy chính phủ của bà đã mua lúa gạo của nông dân với giá cao hơn 50% so với giá thị trường. Chính sách này sẽ đem lại lợi nhuận với người nông dân nhưng đã khiến Thái Lan trở thành kho dự trữ gạo khổng lồng và gây thiệt hại 8 tỷ USD.
Yingluck, người đã bác bỏ lại các cáo buộc chống lại bản thân, cho biết bà chỉ chịu trách nhiệm về chính sách nhưng không phải là quản lý hàng ngày của kế hoạch. Chính quyền của bà đã bị sụp đổ trong cuộc đảo chính quân sự năm 2014.
Ở phía đông bắc tỉnh Khon Kaen, pháo đài Shinawatra, một nhà lãnh đạo phong trào chính trị áo đỏ ủng hộ Yingluck cho biết những người ủng hộ bà cảm thấy thất vọng.
Đảng Puea Thai của Shinawatra cho biết họ không ủng hộ các hành động bạo lực và kêu gọi những người ủng hộ hãy cư xử theo cách hòa bình.
Bà Bangon Saeliang, 56 tuổi, một nhà cung cấp thị trường từ Bangkok cho biết bà đã quay lại ủng hộ bà Yingluck vì bà cảm thấy cựu thủ tướng đã không làm gì sai.
"Người nông dân được hưởng lợi từ chương trình", bà nói.
Những người ủng hộ Cựu Thủ tướng tụ tập rất đông bên ngoài Tòa án |
Trước khi đưa ra phán quyết trong vụ kiện của Yingluck, tòa án sẽ ra phán quyết đối với cựu bộ trưởng thương mại của Yingluck, ông Boonsong Teriyapirom, người bị buộc tội làm giả mạo các thỏa thuận gạo giữa chính phủ Thái Lan và Trung Quốc vào năm 2013.
Gia đình Shinawatra đã thống trị nền chính trị Thái Lan trong hơn 15 năm và các đảng của họ đã giành được chiến thắng trong tất cả các cuộc tổng tuyển cử kể từ năm 2001, nhưng nó cũng là tâm điểm của một cuộc đấu tranh quyền lực đẫm máu ở Thái Lan.
Anh trai của Yingluck, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006. Những người ủng hộ Shinawatras cáo buộc các tướng lãnh cầm quyền của chính sách khủng bố.
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, người dẫn đầu cuộc đảo chính năm 2014 chống lại chính phủ Yingluck, cho biết cuộc đảo chính chỉ nhằm mục đích chấm dứt tình trạng hỗn loạn chính trị ở đất nước này. Ông đã hứa sẽ tổ chức một cuộc bầu cử vào năm tới.
Bất kể có tội hay vô tội, Yingluck đều không thể tham gia vào cuộc bầu cử mới vì cơ quan lập pháp đã ban hành lệnh cấm Cựu thủ tướng tham gia vào các hoạt động chính trị trong vòng 5 năm kể từ năm 2015.
Theo Reuters