(Bài viết trích dẫn quan điểm của Zhong Sheng, chuyên gia bình luận về các vấn đề quốc tế của Nhân dân Nhật báo.)
Kẻ đại diện cho chủ nghĩa bá quyền
Một số chính trị gia ở Hoa Kỳ đã cố gắng khẳng định quyền bá chủ của Mỹ, đồng thời để lộ ý đồ châm ngòi một cuộc Chiến tranh Lạnh với Trung Quốc trong một loạt các tuyên bố điên rồ mới đây.
Mỹ rõ ràng đang thể hiện quyết tâm ngăn cản sự phát triển của Trung Quốc - mà chẳng vì bất cứ lí do gì. Thậm chí, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo còn cáo buộc chính Đảng Cộng sản Trung Quốc mới là những người đang cố giành lấy quyền bá chủ.
Mike Pompeo là một trong những chính khách chỉ trích Trung Quốc gay gắt nhất tại Mỹ. (Ảnh: ABC News) |
Những tuyên bố của Mike Pompeo là bằng chứng rõ ràng nhất cho tham vọng thống trị về quyền lực chính trị của Mỹ. Mỹ đang chà đạp lên các nguyên tắc cơ bản trong việc duy trì mối quan hệ với các nước khác, và làm dấy lên những mối đe doạ về hoà bình và phát triển thế giới. Theo tôi, cộng đồng quốc tế cần phải đề cao cảnh giác với chính quyền Trump.
Cố gắng buộc tội chính phủ Trung Quốc là những kẻ bá quyền, các chính trị gia Mỹ đang hòng kéo cả thế giới vào cái bẫy tư tưởng do họ đặt ra. Nhưng có lẽ họ đã quá tự mãn về khả năng hư cấu của mình.
Những sự phản đối nhắm vào tham vọng của Washington
“Sự tín nhiệm của Ngoại trưởng Mỹ đang ngày càng giảm sút. Bất kỳ tuyên bố nào ông ta đưa ra đều đang gặp phải sự hoài nghi,” một bài báo đăng trên tạp chí Vanity Fair của Mỹ nhận định.
Chính những chỉ trích không có điểm dừng nhằm vào Trung Quốc của Mike Pompeo đang khiến Mỹ bị cô lập. Daniel Russel, cựu Trợ lý của Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương cho rằng các cáo buộc của Ngoại trưởng Mỹ đơn giản chỉ là những lời than vãn đầy giận dữ về ý thức hệ.
Học giả người Singapore Kishore Mahbubani lại có một góc nhìn khác về căng thẳng Mỹ - Trung. Theo ông, lý do Đảng Cộng sản Trung Quốc thực sự mạnh hơn nhiều so với tưởng tượng của Mỹ là bởi họ không nhắm đến việc thống trị thế giới.
“Cho dù có tiến bộ bao nhiêu trong quá trình phát triển, Trung Quốc sẽ không đe dọa các quốc gia khác, hay cố gắng lật đổ trật tự thế giới hiện tại hoặc mở rộng phạm vi ảnh hưởng,” Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2018.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Diễn đàn Bác Ngao 2018. (Ảnh: Tân Hoa Xã) |
Những kẻ bá quyền không bao giờ che giấu tham vọng thống trị của họ. Khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết” từ lâu đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích bởi lối suy nghĩ tự cao tự đại và những hành động lộng quyền do khẩu hiệu này mang tới.
Không chỉ vậy, để mời chào cho cái gọi là Liên minh chống Trung Quốc, một số chính trị gia ở Mỹ đã công khai buộc các nước khác phải lựa chọn một trong hai phe dựa trên lợi ích của các quốc gia đó.
Mới đây, Mỹ đã khoe khoang rằng sự kiện Anh cấm Huawei là kết quả của sự vận động hành lang từ phía Washington. Chính quyền Trump cảm thấy tự hào về những hành động đê hèn của họ trong việc đàn áp các tập đoàn công nghệ Trung Quốc thông qua các thủ đoạn chính trị.
Sau lệnh cấm từ chính phủ, các nhà cung cấp viễn thông ở Anh không được mua bất kỳ thiết bị 5G nào của Huawei và phải loại bỏ các thiết bị đã sử dụng. (Ảnh: VnExpress) |
“Mỹ đang trở thành một ví dụ cực đoan về sự hoảng loạn bá quyền,” học giả người Anh Martin Jacques nhận xét.
Dường như thế giới bắt đầu nhận thức được rằng, tham vọng thống trị và những phát ngôn tùy tiện của những người như Mike Pompeo đang trở thành một mối đe doạ không thể bỏ qua.
"Sự hợp tác đa phương sẽ đánh bại những hành động đàn áp đơn phương"
Gần đây, Mỹ đang đưa ra những lời buộc tội vô căn cứ đối với những nỗ lực của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm thúc đẩy sự đoàn kết và hợp tác toàn cầu để chống lại đại dịch. Sau những nhận xét bừa bãi đó, Mỹ đã ngừng tài trợ và rút khỏi cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc.
Chúng ta cần nhận thức được rằng hành động tự ý cắt tài trợ, giảm hỗ trợ tài chính và rút khỏi một tổ chức quốc tế thể hiện sự trốn tránh các trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với thế giới. Những hành vi sai trái như vậy sẽ không bao giờ được cộng đồng quốc tế dung thứ.
Mỹ đang phá hủy những nỗ lực toàn cầu để chống lại virus. Không chỉ vậy, những động thái này còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nước đang cần sự viện trợ khẩn cấp của quốc tế.
"Trung Quốc đã hoàn toàn kiểm soát WHO," Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định. (Ảnh: CNBC) |
Nhiều nước đã nhận ra rằng nếu tiếp tục để Mỹ tiến hành những hành động bá quyền, không chỉ an ninh của những quốc gia này sẽ không được đảm bảo, mà lợi ích chung của cộng đồng quốc tế cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Trong một thế giới đang “đa cực hoá”, để phù hợp với lợi ích của người dân, các quốc gia cần xây dựng quan hệ dựa trên tinh thần dân chủ và bảo vệ sự công bằng quốc tế. Sự hợp tác đa phương sẽ đánh bại những hành động đàn áp đơn phương, từ đó chủ nghĩa bá quyền sẽ không thể phát triển.
Mỹ sẽ dần đánh mất sự ủng hộ từ quốc tế nếu như họ tiếp tục theo đuổi sự thống trị về quyền lực chính trị, bởi rất nhiều quốc gia đã nhìn thấu được tham vọng này của Washington.
Những trò hề đang được dàn dựng bởi các chính trị gia Mỹ - những người nghĩ rằng lợi ích riêng của họ quan trọng hơn lợi ích chung của cộng đồng quốc tế cuối cùng sẽ bị phơi bày. Họ sẽ phải nhận thất bại vì tham vọng của mình.