Than đá vẫn là đe dọa lớn nhất đối với mục tiêu khí hậu toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
Theo báo cáo thường niên mang tên Giám sát Năng lượng toàn cầu (GEM), công bố ngày 26/4, số lượng các nhà máy điện than trên toàn thế giới đã giảm trong năm 2021, tuy nhiên than đá vẫn là tác nhân chịu trách nhiệm lớn nhất cho sự nóng lên toàn cầu vì tạo ra lượng khí thải CO2 kỷ lục, đe dọa các mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Than đá vẫn là đe dọa lớn nhất đối với mục tiêu khí hậu toàn cầu

Kể từ khi Hiệp định Paris được ký kết năm 2015, tổng công suất của các nhà máy điện than đang xây dựng hoặc dự kiến triển khai đã giảm 75%, trong đó năm 2021 giảm 13% so với cùng kỳ năm trước đó xuống còn 457 gigawatt (GW). Trên toàn cầu có hơn 2.400 nhà máy điện than đang hoạt động tại 79 quốc gia, với tổng công suất là 2.100 GW.

Báo cáo trên cho biết hiện chỉ có 34 quốc gia đang xem xét triển khai các dự án nhà máy điện than mới, giảm từ con số 41 vào tháng 1/2021 và là mức thấp kỷ lục từ trước tới nay. Đáng chú ý, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã cam kết ngừng tài trợ cho các dự án mới khai thác than ở bên ngoài biên giới.

Tuy nhiên, công suất của các nhà máy điện than trên toàn thế giới vẫn tăng 18 GW trong năm 2021 và tính đến tháng 12/2021, công suất của các nhà máy điện than đang được xây dựng tương đương với năm trước đó là 176 GW. Hầu hết sự tăng trưởng này đến từ Trung Quốc, nơi chiếm hơn một nửa số nhà máy điện than của thế giới. Khu vực Nam Á và Đông Nam Á xếp tiếp theo với tỷ lệ 37%. Trong năm ngoái, 75% số nhà máy điện than mới trên toàn cầu được khởi công nằm ở Trung Quốc.

Báo cáo cũng cho rằng các nỗ lực hạn chế sử dụng than đã chậm lại ở Mỹ. Tổng công suất của các nhà máy điện than ở Mỹ bị dừng hoạt động trong năm 2021 đã giảm năm thứ 2 liên tiếp, từ 16,1 GW của năm 2019, xuống 11,6 GW vào năm 2020. Con số ước tính của năm 2021 là từ 6,4 đến 9,0 GW. Để đáp ứng các mục tiêu khí hậu, Mỹ sẽ cần phải cắt giảm hàng năm 25 GW công suất của các nhà máy điện than từ nay đến năm 2030.

Trong năm 2021, Liên minh châu Âu (EU) đã đạt kỷ lục cắt giảm công suất của các nhà máy điện than với 12,9 GW, trong đó ghi nhận mức giảm 5,8 GW ở Đức, 1,7 GW ở Tây Ban Nha và 1,9 GW ở Bồ Đào Nha, trở thành khu vực không dùng than vào tháng 11/2021, đồng thời hoàn thành mục tiêu cắt giảm trước thời hạn 9 năm.

Ủy ban Liên chính phủ của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo rằng vẫn còn cơ hội để hạn chế sự nóng lên toàn cầu bằng việc dừng xây dựng các nhà máy điện than mới và nhanh chóng loại bỏ các nhà máy hiện có. Theo kế hoạch, các nước giàu phải hoàn thành mục tiêu này vào năm 2030, trong các nước còn lại sẽ phấn đấu thực hiện vào năm 2040.

Viettel Solutions đăng cai hội nghị dự án cáp quang biển ADC
Viettel Solutions đăng cai hội nghị dự án cáp quang biển ADC
(Ngày Nay) - Từ ngày 5/6 đến 9/6, Hội đồng dự án cáp biển ADC (Asia Direct Cable) đã tổ chức Hội nghị dự án cáp quang biển có băng thông lớn nhất Việt Nam tại Khách sạn Park Hyatt TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện do Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) – Thành viên Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) đăng cai tổ chức.
Làm rõ vụ hai nữ sinh bị đánh trong đợt tuyển sinh vào lớp 10
Làm rõ vụ hai nữ sinh bị đánh trong đợt tuyển sinh vào lớp 10
(Ngày Nay) - Liên quan đến đoạn clip một nhóm nữ sinh xô xát đang lan truyền trên mạng xã hội, ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố cho biết, vụ việc trên xảy ra tại phường Long Bình (thành phố Thủ Đức), trong thời gian toàn ngành tập trung lực lượng cho việc thi tuyển sinh vào lớp 10.
WHO khẩn trương cung cấp thiết bị y tế quanh đập Kakhovka
WHO khẩn trương cung cấp thiết bị y tế quanh đập Kakhovka
(Ngày Nay) - Ngày 8/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đang nhanh chóng cung cấp các thiết bị y tế cần thiết đến các khu vực bị ngập lụt ở tỉnh Kherson (miền Nam Ukraine) sau vụ vỡ đập Kakhovka và sẵn sàng ứng phó với một loạt nguy cơ về sức khỏe bao gồm đuối nước, các bệnh liên quan đến nước như dịch tả và chấn thương tâm lý.
Gần 1.000 nghệ sỹ tham gia thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc
Gần 1.000 nghệ sỹ tham gia thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc
(Ngày Nay) - Ngày 8/6, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, Cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc 2023 sẽ diễn ra từ ngày 10-14/6 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và từ ngày 20-26/6 tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.