Thành phố cổ Tipasa

(Ngày Nay) - Nằm ở ven biển miền Trung đất nước Algeria, thành phố cổ Tipasa là một thuộc địa của đế chế La Mã, đồng thời là một trung tâm thương mại quan trọng nhất ở khu vực Địa Trung Hải thời cổ đại.
Thành phố cổ Tipasa

Tipasa từng là một thành phố buôn bán sầm uất và bị quân đội La Mã cổ đại chiếm đóng, sau đó thành phố này trở thành thuộc địa dưới sự cai trị của Hoàng đế Claudius sau cuộc xâm chiếm của vương quốc Mauretania. 

Dưới thời kỳ La Mã, Tipasa trở thành một thành phố thương mại và quân sự có tầm quan trọng lớn với vị trí trung tâm trên hệ thống đường biển La mã ở bắc Phi. Ngưởi La Mã đã cho xây tường thành dài khoảng 2.300 m quanh thành phố để ngăn chặn các cuộc tấn công của các bộ lạc du mục.

Thành phố cổ Tipasa ảnh 1

Bên trong thành là các khu nhà ở kiên cố và nhiều công trình công cộng hoành tráng. Vào thế kỷ thứ 3, Tipasa đã trở thành một trung tâm quan trọng của Công giáo. Nhiều nhà thờ và các công trình phục vụ tôn giáo khác được xây dựng trong giai đoạn này.

Ngày nay, dấu ấn hoàng kim của Tipasa được lưu giữ qua dấu tích của 3 nhà thờ còn sót lại, gồm nhà thờ lớn và nhà thờ Alexander ở ngọn đồi phía Tây, và nhà thờ thánh Salsa ở ngọn đồi phía Đông.
Ngoài ra còn có dấu tích của 2 nghĩa trang, phòng tắm, rạp hát, giảng đường.

Thành phố cổ Tipasa ảnh 2

Dấu tích của tường thành có thể dễ dàng được tìm ra, và tại chân đồi phía Đông còn có di chỉ của một bến cảng cổ. Đền thờ được bao bọc bởi các nghĩa trang đầy những ngôi mộ đá được khảm rất cầu kỳ. Nhà thờ thánh Salsa được khai quật bởi nhà khảo cổ học Stéphane Gsell bao gồm một gian và hai cánh, nhà thờ này vẫn còn lưu giữ rất nhiều đồ khảm quý.

Thành phố cổ Tipasa ảnh 3

Trong nhiều thế kỷ, nhà thờ lớn đóng vai trò như một nơi khai thác đá, tuy nhiên sau đó vai trò của nhà thờ đã được thay đổi khi không gian của nhà thờ được chia làm 7 cánh nhỏ.

Thành phố cổ Tipasa ảnh 4

Bên dưới móng của nhà thờ là những ngôi mộ được làm bằng đá cứng. Trong đó có một ngôi mộ hình tròn có đường kính 18m và chứa 24 quan tài. Về phương diện thương mại, ngôi mộ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tuy nhiên về giá trị nghệ thuật và kiến thức, nó không mang đến điều gì thật đặc biệt.

Năm 2002, thành phố cổ Tipasa đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Thế giới (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa Thế giới

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.