Thành phố lớn nhất Myanmar hóa bãi chiến trường

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một phần của thành phố Yangon đã biến thành bãi chiến trường sau khi chính quyền tiến hành thiết quân luật tại đây.
Người biểu tình tại Yangon núp sau các tấm khiên chắn. Ảnh: AFP
Người biểu tình tại Yangon núp sau các tấm khiên chắn. Ảnh: AFP

Kể từ Chủ nhật tuần trước, gần 2 triệu người tại thị trấn Hlaing Tharyar và các khu vực khác thuộc thành phố Yangon đã nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của lực lượng quân đội. Đây là những điểm nóng bất ổn nhất, buộc chính quyền quân sự triển khai lực lượng lớn tới để dập tắt các cuộc biểu tình.

Chủ nhật vừa qua cũng là ngày đẫm máu nhất của Myanmar kể từ khi cuộc đảo chính xảy ra, với hơn 70 người thiệt mạng, phần lớn các trường hợp tử vong xảy ra tại thị trấn Hlaing Tharyar.

Nhiều người dân tại đây đã nhanh chóng dọn đồ đạc cùng gia đình bỏ khỏi thị trấn, trong khi những người ở lại chứng kiến cảnh tượng không khác gì chiến tranh trên các con phố.

“Tiếng súng nổ ra liên tục suốt đêm khiến chúng tôi mất ngủ”, một người dân Hlaing Tharyar cho biết.

Thành phố lớn nhất Myanmar hóa bãi chiến trường ảnh 1

Người biểu tình ném bom xăng về phía cảnh sát. Ảnh: AFP

Một sinh viên y khoa cho biết có rất nhiều quân đội và cảnh sát hiện diện xung quanh các khu vực chính của thị trấn và lục soát xe cộ và điện thoại của người đi đường.

“Nếu bị phát hiện bất cứ điều gì liên quan đến chính trị và phong trào biểu tình, người đó sẽ bị bắt giữ”.

Trong khi đó, nững người biểu tình vẫn cắm trại trên một cây cầu dẫn vào các con đường chính của thị trấn vào tối thứ Ba. Ai cũng đội mũ bảo hiểm, đeo mặt nạ phòng độc và cầm sẵn lá chắn.

Họ cũng dựng các chướng ngại vật bằng lốp xe, gỗ, bao cát và cọc tre trên đường phố. Một số rào chắn đó bị tưới xăng và đốt cháy, khiến tường tảng khói đen bốc lên cao, khiến ai nhìn cũng liên tưởng tới khung cảnh vùng chiến sự.

Tại thành phố lớn thứ hai của đất nước, Mandalay, các nhà sư mặc áo cà sa đã diễu hành cùng với những người biểu tình mang cờ đỏ của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi.

Chính quyền quân sự mới đây đã công bố thêm bằng chứng cáo buộc bà Suu Kyi nhận hối lộ từ một doanh nhân.

Vào tối thứ Tư, đài truyền hình quân sự Myawady đã phát sóng một đoạn video quay cảnh một doanh nhân Myanmar thú nhận đã đưa cho bà Suu Kyi tổng cộng 550.000 USD trong nhiều năm.

"Aung San Suu Kyi đã phạm tội tham nhũng và chính quyền đang chuẩn bị buộc tội bà ấy theo luật chống tham nhũng", một phát thanh viên cho biết.

Đây không phải là lần đầu tiên nhà lãnh đạo của Myanmar bị quân đội cáo buộc tham nhũng.

Tuần trước, một phát ngôn viên của quân đội cho biết một bộ trưởng hiện đang bị giam giữ đã thừa nhận đã đưa cho bà 600.000 USD và hơn 10 kg vàng miếng.

"Những lời buộc tội đó là vô căn cứ và phi logic", luật sư Khin Maung Zaw của bà Suu Kyi cho biết. "Bà Aung San Suu Kyi có thể có những khiếm khuyết của mình, nhưng hối lộ và tham nhũng thì không".

Theo The Guardian
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.