Thành phố nơi không ai muốn đi bộ

(Ngày Nay) - Dita Wahyunita không bao giờ muốn đi bộ trên đường phố ở thủ đô của Indonesia bởi lẽ vỉa hè bên ngoài tòa nhà văn phòng của cô gần trung tâm Jakarta lúc nào cũng trong tình trạng bị hỏng hóc, gồ ghề, ống cống mất nắp, dây điện hở và nhiều tài xế xe máy leo lên vỉa hè để đi...
Indonesia xếp hạng chót trong tổng số 46 quốc gia được khảo sát vì có số bước chân người đi bộ trung bình ít nhất. (Nguồn: NYTimes).
Indonesia xếp hạng chót trong tổng số 46 quốc gia được khảo sát vì có số bước chân người đi bộ trung bình ít nhất. (Nguồn: NYTimes).

Và rồi sau đó, cô Dita còn phải đối mặt với cái nóng mùa hè, tình trạng ô nhiễm, nạn móc túi và nhiều vấn đề khác khi đi bộ.

"Tôi không cảm thấy an toàn khi đi bộ vì rất nhiều lý do" - Dita, 24 tuổi, nói - "Vỉa hè ở đây rất tệ. Ở một số nước khác, họ có vỉa hè rộng chỉ dành cho người đi bộ, thế mới an toàn".

Dita, một chuyên gia phân tích thị trường, chỉ là một trong số rất nhiều người dân Indonesia ngại đi bộ. Trong một nghiên cứu mới đây do Đại học Stanford thực hiện, Indonesia - quốc gia đông dân thứ 4 thế giới - nằm trong số 46 quốc gia và vùng lãnh thổ có số bước chân mà người dân đi bộ đi ít nhất, chỉ 3.513 bước mỗi ngày.

Để so sánh, con số này ở Hong Kong là 6.880, Trung Quốc là 6.189, Ukraine, Nhật Bản và Nga đều nằm trong top 5 quốc gia đầu bảng. Nghiên cứu trên thực hiện trên 717.000 người ở 111 quốc gia trên thế giới. Mỗi nước cần có ít nhất 1.000 người tham gia để xếp hạng trong bảng kết luận cuối cùng.

Jakarta, một vùng đô thị có dân số xấp xỉ 10 triệu người, với khu vực trung tâm thành phố khoảng 30 triệu người, là một ví dụ điển hình cho thấy người dân Indonesia ngại đi bộ trên phố. Chỉ có 7% trong tổng số 4.500 dặm đường ở thành phố này có vỉa hè; theo dữ liệu của chính phủ.

"Jakarta là một thành phố khá thú vị, nơi mà người ta cần nhiều thứ để có thể đi ra ngoài" - Tim Althoff, thuộc nhóm nghiên cứu trường Đại học Stanford, nhận định - "Vỉa hè tồi tệ, xe máy đi trên vỉa hè... rõ ràng nhiều thứ cần phải thay đổi để giúp người dân đi bộ nhiều hơn".

Ông Althoff còn cho rằng, chất lượng không khí không tốt ở Jakarta cũng khiến người dân ít muốn đi ra ngoài hơn. Ở nhiều phần của thành phố, mức độ ô nhiễm thường xuyên vượt quá mức "có hại" mà Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ quy định.

Thay vì đi bộ, người dân Jakarta và ở nhiều vùng đô thị khác, nơi mà có đến 1/2 trong tổng dân số 250 triệu người của Indonesia sính sống, phải sử dụng xe hơi, xe buýt, taxi hay xe máy để di chuyển qua đoạn đường chỉ 200 m; theo giới phân tích. Ngoài ra, có một nét văn hóa đặc trưng khác của nước này khiến người dân hiếm khi muốn mang giày khi đi bộ.

Ở vùng thành thị, người dân Indonesia cũng rất cố gắng chờ đợi thang máy, dù lâu đến đâu, để đi lên hay xuống một tòa nhà cao tầng, cũng chỉ vì ngại đi bằng thang bộ. Điều này cũng thường thấy trong các siêu thị hay trung tâm mua sắm ở Indonesia, khi mà các trung tâm này thường không có thang bộ.

Tại sân bay quốc tế của Jakarta, người ta cũng lắp đặt các đường ray chuyển động để phục vụ người dân, thứ mà nhiêu du khách nước ngoài tránh sử dụng do quá đông người dân trong nước sử dụng thay vì đi bộ. Điều này cũng lý giải tại sao người dân Indonesia thường sử dụng đường ray chuyển động trên các sân bay nước khác, đặc biệt là ở quốc gia láng giềng Singapore.

Chính những nguyên nhân trên - chứ không nói tới nghiên cứu của Đại học Stanford - đã khiến một số nhà phân tích Indonesia phải thừa nhận một thói quen không tốt của người dân nước họ.

"Chúng tôi khá lười biếng" - Alfred Sitorus, Chủ tịch Liên hiệp Người đi bộ, một nhóm hoạt động có trụ sở tại Jakarta thường tổ chức các người dân xếp hàng dọc vỉa hè ở khắp thành phố để ngăn xe máy leo lề, nói.

Nhiều thành viên của tổ chức này - được thành lập bắt nguồn từ việc cô con gái của ông Sitorus phàn nàn về vỉa hè nguy hiểm ở thành phố - thường xếp hàng để giơ những tấm biển yêu cầu người đi xe máy tránh xa khỏi vỉa hè, kêu gọi người dân không đậu xe trên vỉa hè.

"Khi còn nhỏ, chúng tôi được học ở trường rằng vỉa hè là dành cho người đi bộ, nhưng khi lớn lên chúng tôi lại nghĩ rằng việc xe máy leo lề cũng chả quan trọng lắm" - ông Sitorus nói.

Jeferson Butar, người làm việc tại một công ty truyền thông, thừa nhận rằng "rất khó để chúng tôi thay đổi thói quen văn hóa", dù là lái xe máy trên vỉa hè hay sử dụng thang máy chỉ để lên có đúng 1 tầng.

"Nhưng đây là vấn đề mà chính phủ cần phải giải quyết. Cảnh sát có thể làm điều gì đó để khắc phục. Đó không phải vấn đề của chúng tôi" - ông Butar nói.

Fransino Tirta, trưởng liên đoàn MMA của Indonesia người sở hữu một phòng luyện tập, thì cho rằng người dân Indonesia không nên trông chờ chính phủ xây dựng hàng nghìn dặm vỉa hè. "Người ta cần phải năng động hơn, nếu cảm thấy đi bộ không thoải mái thì có thể tìm các hoạt động khác có lợi cho sức khỏe"; ông Tirta nói.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.