"Tôi không muốn bầu cử, nhưng nếu các nghị sĩ bỏ phiếu vào ngày mai để ngừng đàm phán và áp đặt một sự chậm trễ vô nghĩa khác đối với Brexit, có khả năng trong nhiều năm, thì đó sẽ là cách duy nhất để giải quyết vấn đề này", ông Johnson tuyên bố trước Quốc hội sau cuộc bỏ phiếu.
Đã có tổng cộng 328 phiếu chống lại chính phủ của ông Johnson (vốn chỉ dành được 301 phiếu thuận) trong cuộc bỏ phiếu mới đây, trong đó có không ít thành viên của đảng Bảo Thủ.
Chiến thắng hôm thứ Ba chỉ là rào cản đầu tiên được các nhà lập pháp thiết lập, cho phép họ nắm quyền kiểm soát Quốc hội.
Vào thứ Tư, các nghị sĩ đối lập sẽ tìm cách thông qua một đạo luật buộc Thủ tướng Johnson yêu cầu EU lần thứ ba trì hoãn hạn chót Brexit, cho đến ngày 31/1 năm sau, trừ khi chính phủ Anh đệ trình một bản thỏa thuận được Quốc hội thông qua.
Hiện ông Johnson đã rơi vào tình thế bế tắc giống như người tiền nhiệm Theresa May, khi hứng chịu ba lần thất bại trước các nhà lập pháp nhằm thông qua thỏa thuận Brexit. Thủ tướng Johnson đã được hy vọng bằng cách tiếp cận mạnh mẽ, ông sẽ đạt được thỏa thuận mới với phía EU.
Trong số các nhà lập pháp đối lập, có 21 người đến từ đảng Bảo thủ và hiện đang phải đối mặt với quyết định trục xuất khỏi đảng, bao gồm Nicholas Soames - cháu trai của cố Thủ tướng Anh Winston Churchill, và hai cựu Bộ trưởng Tài chính - Philip Hammond và Kenneth Clarke.