Thế giới lo siêu động đất

Một trận động đất 8 độ Richter dọc theo đứt gãy San Andreas dài 1.300 km có thể phá hủy 3,5 triệu ngôi nhà ở bang California - Mỹ.
Động đất 7,2 độ richter làm rung chuyển El Salvador, Nicaragua hôm 24/11.
Động đất 7,2 độ richter làm rung chuyển El Salvador, Nicaragua hôm 24/11.

Thời gian gần đây, thế giới chứng kiến số lượng trận động đất mạnh xảy ra rộng khắp và với tần suất có phần dày đặc.

Mạnh và thường xuyên

Mới nhất là trận động đất mạnh 7 độ Richter ở ngoài khơi Thái Bình Dương, làm rung chuyển các nước Trung Mỹ ngày 24/11. Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương của Mỹ đã đưa ra cảnh báo sóng thần “nguy hiểm” cao chừng 3 m có thể xuất hiện trong vòng 300 km từ tâm chấn, dọc theo bờ biển của Nicaragua, El Salvador và Honduras.

Trước tình hình đó, Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước do động đất và cơn bão mạnh Otto. Nhà chức trách El Salvador cũng kêu gọi cư dân sống trên bờ Thái Bình Dương di chuyển đến các vùng đất cao hơn để tránh mối đe dọa từ sóng thần, nếu có.

Trước đó 2 ngày, một trận động đất mạnh 7,4 độ Richter làm rung chuyển khu vực phía Bắc Nhật Bản và gây ra sóng thần nhỏ. Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA), đợt sóng thần cao 1,4 m được ghi nhận ở phía Bắc TP Sendai, cách tỉnh Fukushima 70 km về phía Bắc, còn một số cơn sóng nhỏ hơn tràn các cảng dọc bờ biển địa phương này.

Trận động đất có tâm chấn ngoài khơi tỉnh Fukushima, khiến nhà máy điện hạt nhân tại địa phương ngừng hoạt động trong thời gian ngắn. Đây là khu vực từng hứng chịu thảm họa động đất, sóng thần hồi năm 2011, khiến Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 bị hư hại, dẫn đến sự cố rò rỉ phóng xạ nghiêm trọng.

Nỗi lo gia tăng

Cũng trong ngày 22/11, đảo Bắc của New Zealand bị rung chuyển bởi một trận động đất có cường độ ước tính từ 6,1 tới 6,3 độ Richter. Trận động đất này xảy ra chưa đầy 1 tuần sau khi trận động đất mạnh 7,8 độ Richter làm rung chuyển đảo Nam, khiến 2 người thiệt mạng và gây ra hàng ngàn dư chấn.

Việc New Zealand liên tiếp hứng động đất làm gia tăng nỗi lo điều tồi tệ nhất vẫn còn ở phía trước. Ngay từ sau trận động đất ngày 14/11, chuyên gia John Ristau thuộc Công ty Tư vấn và Nghiên cứu khoa học địa chất GNS Science (New Zealand) cho biết tính toán của họ cho thấy xác suất xảy ra trận động đất cường độ 7 Richter hoặc lớn hơn trong vòng 30 ngày tới là 32%.

Chuyên gia Kevin McCue của Trường ĐH Central Queensland cũng cảnh báo về nguy cơ xảy ra trận động đất mạnh tại nơi được gọi là đứt gãy Alpine ở New Zealand. Nếu xảy ra gián đoạn dọc theo đứt gãy Alpine dài 600 km này, nó sẽ gây ra một trong những trận động đất mạnh nhất ở New Zealand kể từ năm 1717, lần gián đoạn gần đây nhất của đứt gãy này.

Nỗi lo về siêu động đất cũng hiện hữu ở Mỹ. Theo phân tích mới nhất của Công ty Bất động sản CoreLogic, một trận động đất mạnh 8 độ Richter dọc theo đứt gãy San Andreas dài 1.300 km có thể phá hủy đến 3,5 triệu ngôi nhà ở bang California. Chi phí tái xây dựng sau động đất ước tính hơn 289 tỷ USD. Phần phía Nam đứt gãy San Andreas không gián đoạn kể từ năm 1680, theo ước tính của các nhà khoa học. Ngoài ra, một trận động đất mạnh được cho là có thể xảy ra tại khu vực này mỗi 150 hoặc 200 năm. Do đó, các chuyên gia lo ngại động đất mạnh không sớm thì muộn cũng sẽ xảy ra tại đó.

Chưa hết, một bài viết trên tạp chí The New Yorker (Mỹ) gần đây cảnh báo về nguy cơ động đất mạnh hơn 9 độ Richter trên đới hút chìm Cascadia - trải dài gần 1.000 km từ phía Bắc California đến đảo Vancouver của Canada. Một trận động đất mạnh như thế có thể giết chết hàng ngàn người và phá hủy hàng triệu tòa nhà... Siêu động đất còn có thể gây ra cơn sóng thần vô cùng lớn, nhiều khả năng quét sạch một vùng rộng lớn dọc theo bờ biển Tây Bắc nước Mỹ.

Nguy cơ từ Bắc Cực

Các nhà khoa học vừa cảnh báo tình trạng băng tan ngày càng nhanh ở Bắc Cực, từ đó đe dọa gây ra hậu quả nghiêm trọng cho toàn cầu. Theo một nghiên cứu mới, nhiệt độ ở Bắc Cực hiện cao hơn khoảng 2 độ C so với mức thông thường vào thời điểm này trong năm. Ngoài ra, băng biển vào thời điểm này ở mức thấp nhất từng được ghi nhận. Những diễn biến này có nguy cơ gây ra đến 19 “điểm bùng phát” khí hậu tại Bắc Cực, từ đó dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu không thể kiểm soát được trên thế giới.

“Điểm bùng phát khí hậu” xảy ra khi một hệ thống thiên nhiên - như chỏm băng vùng cực - có thay đổi bất ngờ hoặc mạnh mẽ, khiến các hệ sinh thái xung quanh bị tác động sâu rộng và thường là không thể đảo ngược được. Trong số những “điểm bùng phát” được xác định ở Bắc Cực có thực vật phát triển trên vùng lãnh nguyên (vùng đóng băng vĩnh cửu) và thay thế băng tuyết, vì thế hấp thu sức nóng nhiều hơn; lãnh nguyên nóng lên sẽ thải ra khí methane (một loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính) nhiều hơn; sự thay đổi về lượng tuyết rơi làm đại dương ấm lên, gây xáo trộn những khuôn mẫu khí hậu ở tận châu Á (gió mùa có thể bị ảnh hưởng…); một số ngư trường chủ chốt ở Bắc Cực sụp đổ, tác động đến các hệ sinh thái đại dương toàn cầu…

Nghiên cứu trên - do 11 tổ chức và 6 trường đại học tiến hành - được đưa ra vào thời điểm quan trọng về mặt chính trị. Theo báo Guardian, các phụ tá của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump vừa tiết lộ kế hoạch bỏ ngân sách cấp cho các cơ quan liên bang để nghiên cứu về biến đổi khi hậu và tăng chi tiêu cho thám hiểm không gian. Ông Marcus Carson, thành viên Viện Môi trường Stockholm (Thụy Điển) và là một trong những người đứng đầu nghiên cứu, cảnh báo một bước đi như thế sẽ là sai lầm lớn. Theo ông, cần nghiên cứu thêm về các điểm bùng phát ở vùng cực để hiểu thêm về những hiểm họa tiềm tàng đến từ chúng.

Theo Người Lao Động

Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.