Người Nhật ‘đối phó’ với rác như thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
[Ngày Nay] - Người Nhật có một từ để chỉ cảm giác tiếc nuối khi một thứ gì đó có giá trị bị lãng phí: “mottainai”. Đây cũng là cụm từ gói gọn nhất khi nói về cách người Nhật Bản xử lý vấn đề rác thải và môi trường.

 

Các loại rác như chai nhựa, chai thủy tinh, lon kim loại được người Nhật Bản phân loại cẩn thận trước khi đem đi tái chế.
Các loại rác như chai nhựa, chai thủy tinh, lon kim loại được người Nhật Bản phân loại cẩn thận trước khi đem đi tái chế.

Bắt nguồn từ triết lý Phật giáo về sự tiết kiệm và luôn lưu tâm đến hành động của cá nhân, quan niệm “mottainai” đã trở nên phổ biến trong những ngày khan hiếm sau Thế chiến II và hiện nay được lưu truyền từ đời ông bà sang con cháu. Theo triết lý của Thần đạo Nhật Bản, mỗi vật thể dù là của thiên nhiên hay nhân tạo, đều có linh hồn riêng, nghĩa là chúng đều có giá trị và không thể bị vứt bỏ một cách lãng phí.

Nắm vững nguyên tắc phân loại rác

Chris Waters – một người có kinh nghiệm sống ở Nhật Bản hơn 20 năm, cho biết nguyên tắc đầu tiên khi sinh sống tại đây đó là cần nắm bắt hướng dẫn gomi nơi mình sống. “Gomi” trong tiếng Nhật có nghĩa là rác. Hướng dẫn gomi tại một số thành phố có thể dài tới 40 trang.

Như Ủy ban Truyền thông Quốc tế Tokyo cho biết trong hướng dẫn về rác của mình: “Các vấn đề liên quan đến rác thải có thể dễ dàng trở thành nguyên nhân gây rắc rối với hàng xóm của bạn. Để thiết lập một cuộc sống thoải mái cho cả bạn và những người khác trong cộng đồng, điều quan trọng là phải tuân theo các quy tắc địa phương”.

“Không có cách nào đơn giản để mô tả hệ thống phân loại rác của Nhật Bản. Hoạt động xử lý chất thải được thực hiện ở cấp thành phố. Điều đó có nghĩa là mỗi thành phố, thị trấn và quận có một hệ thống hoàn toàn khác nhau”, Waters chia sẻ. “Do đó mỗi khi chuyển tới một nơi khác, bạn cần phải tìm hiểu kỹ quy định vứt rác tại đó”.

Người Nhật ‘đối phó’ với rác như thế nào? ảnh 1

Các thùng rác trên đường phố Nhật Bản được xếp ở cùng một chỗ và mỗi loại rác sẽ được bỏ vào mỗi thùng tương ứng để phân loại.

Theo Waters, tại thành phố Niihama (tỉnh Ehime) nơi anh sống, rác thải được phân loại thành các loại có thể đốt được (túi màu đỏ), không đốt được (túi màu xanh), giấy, nhựa, chai nhựa, lon, thùng xốp, báo, thùng carton, thủy tinh không vỡ và pin (túi màu trắng và được thu gom khác ngày). Một số loại rác được thu thập hàng tuần, một số loại chỉ được thu hai tuần một lần. Thậm chí có những loại rác thải như pin sẽ chỉ được thu một năm một lần. Rác quá khổ được thu gom hai lần một năm và phải mua một nhãn dán đặc biệt để trả tiền cho việc thu thập và xử lý. Người dân cũng phải mua những túi rác cụ thể chỉ có thể sử dụng được ở nơi mình sống.

Khi nhắc tới vấn đề đổ rác, điều khiến Waters nhớ nhất đó là cảm giác xấu hổ khi túi rác anh vứt đi trước đó được gửi trả lại trước cửa căn hộ chỉ vì phân loại nhầm loại rác.

“Bạn không thể bỏ rác có thể đốt được vào bất kỳ chiếc túi màu đỏ nào, nó phải là một chiếc túi màu đỏ đặc biệt theo quy định. Chỉ cần làm sai, họ sẽ không nể nang mà gửi trả lại túi rác trước cửa nhà để hàng xóm đánh giá ý thức bạn”, Waters nói.

Thay đổi công nghệ đốt rác

Trong một nhà máy tái chế ở tỉnh Saitama, các công nhân phân loại rác nghiêm ngặt qua các băng chuyền chất thải, tách riêng và phân loại vật liệu để tái chế cho đến khi hầu như không còn lại gì. Các máy đào thủy lực tại chỗ được chạy bằng điện — chúng không thải ra khí CO2 hoặc khói từ việc đốt cháy dầu diesel và các vòi phun nước mưa giúp giữ bụi và môi trường trong sạch. Có tới 98% chất thải công nghiệp đổ về đây được tái chế, chỉ 2% được đưa đến bãi chôn lấp hoặc đốt.

Nhà máy này từng bị gắn mác là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, Tập đoàn Ishizaka - đơn vị vận hành nhà máy, lại không cho là như vậy. Việc chuyển đổi từ vận hành các lò đốt chất thải thủ công sang tái chế vật liệu phức tạp bắt nguồn từ phản ứng dữ dội của người dân địa phương do tác động của nó tới môi trường.

Người Nhật ‘đối phó’ với rác như thế nào? ảnh 2

Dù xử lý tốt vấn đề rác thải, nhưng người dân Nhật Bản vẫn có thói quen sử dụng rất nhiều túi nilon.

Từ nhỏ, bà Ishizaka Noriko,  CEO của Tập đoàn Ishizaka, đã không xa lạ với cảnh tượng đám đông biểu tình trước nhà máy do cha mình điều hành. Khi chưa có công nghệ tiên tiến, công đoạn đốt rác từng thải ra khí quyển một lượng lớn khí độc.

Vào những năm 1990, các khu vực xử lý rác thải như tỉnh Saitama, sân sau của thủ đô Tokyo, trở nên ô nhiễm rõ rệt. Điều này gây ra những lo ngại về sức khỏe, khi nhiều khí thải là chất gây ung thư, cũng như tâm lý tẩy chay các hàng hóa địa phương. Làn sóng lên án ngày càng tăng đã buộc một số doanh nghiệp như Tập đoàn Ishizaka phải giảm thiểu việc đốt rác và xoay sang tăng cường tái chế cũng như đầu tư công nghệ đốt mới.

Ngày nay, công nghệ lò đốt “thân thiện với môi trường”, sử dụng lò nung nhiệt độ cực cao và hệ thống lọc để tránh gây ô nhiễm bầu khí quyển, đã được đem vào áp dụng rộng rãi trong các nhà máy xử lý rác Nhật Bản.

Bằng cách sử dụng tháp phản ứng sinh học tầng sôi, Nhật Bản đã xử lý hiệu quả những vật liệu thường không dễ cháy. Rác sau khi được phân loại và thu thập sẽ được cho vào các lò hơi với lớp tro bụi nóng, sủi bọt khi những luồng không khí nóng thổi vào tháp. Sự trộn lẫn nhanh chóng và chặt chẽ giữa khí và chất rắn thúc đẩy quá trình truyền nhiệt nhanh chóng và các phản ứng hóa học bên trong tháp. Phương pháp này thực sự có một số ưu điểm so với các hình thức xử lý bằng nhiệt khác. Nó rẻ hơn, chiếm ít không gian hơn và tạo ra ít oxit nitơ hơn và ít lưu huỳnh đioxit hơn.

Ngày nay, Tập đoàn Ishizaka đã đủ tự tin vào công nghệ xử lý của nhà máy khi mở cửa hoàn toàn để công chúng có thể tự do vào quan sát cách công nhân phân loại và xử lý rác thải.

Nhà máy chỉ là một dự án lấy cộng đồng làm trung tâm của Tập đoàn Ishizaka. Giống như nhiều hướng giải quyết các vấn đề ngày càng gia tăng của xã hội tiêu dùng hiện đại, Tập đoàn Ishizaka hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về tái chế chất thải thông qua giáo dục môi trường tại chỗ. Tuy nhiên, trong khi nhà máy đã rất thành công trong việc thu hút người dân địa phương và phụ huynh đang tìm kiếm các phương pháp giáo dục cho con trẻ, câu hỏi vẫn là liệu sáng kiến này có thể tạo động lực khiến công chúng

Thay đổi quan niệm về bảo vệ môi trường.

Đó là lý do bà Ishizaka mở cửa nhà máy cho người ngoài vào tham quan. “Tôi muốn mọi người đến nhà máy và tự quyết định về quan điểm với công nghệ xử lý rác, cũng như xây dựng thói quen tái chế rác cho trẻ nhỏ. Tôi không muốn áp đặt điều gì lên mọi người”.

Thay đổi quan niệm sử dụng đồ nhựa

Đại dịch COVID-19 đang khiến mọi người ưu tiên đặt đồ ăn qua mạng và được vận chuyển tới tận nhà, chính điều này làm nảy sinh vấn đề về túi nilon. Ngoài ra, người Nhật Bản có chứng nghiện sử dụng đồ nhựa khi các món ăn, đồ dùng khi mua thường có rất nhiều lớp giấy, nilon bọc ngoài để tạo cảm giác bắt mắt.  Trung bình mỗi người sống tại Nhật Bản thải ra trung bình 356,2kg rác thải mỗi năm và tính chung, nước này thải ra hơn 45 triệu tấn rác thải đô thị, đứng thứ 8 trên thế giới. Không giống như các quốc gia lớn hơn như Mỹ và Trung Quốc, đơn giản là Nhật Bản không có không gian để chôn lấp, do đó nước này đề cao quy định tái chế và phân loại để xử lý rác thải.

Tại cuộc họp G7 vào năm 2018, Nhật Bản cam kết rằng tất cả bao bì nhựa sẽ được tái sử dụng, tái chế trong thời gian 5 năm. Nước này cũng sẽ đặt mục tiêu cắt giảm 25% việc xử lý rác thải nhựa và tái chế 60% rác thải gia đình và công nghiệp vào năm 2030.

Đối mặt với nguy cơ bị phản ứng dữ dội từ giới trẻ và các nhà đầu tư toàn cầu, nhiều công ty Nhật Bản cũng đã bắt đầu vạch ra các biện pháp để giải quyết rác thải nhựa. Nhà điều hành chuỗi cửa hàng quần áo Uniqlo đã cam kết giảm 85% lượng bao bì dùng một lần tại các cửa hàng của mình vào cuối năm nay.

Suntory, nhà sản xuất rượu mạnh lớn thứ ba thế giới, cam kết chi gần 500 triệu USD để loại bỏ việc sử dụng chai nhựa nguyên chất làm từ dầu mỏ bằng cách chuyển sang các vật liệu tái chế hoặc có nguồn gốc thực vật vào năm 2030. Đầu tháng 7 năm 2020, Suntory cũng dẫn đầu nỗ lực ra mắt liên doanh công nghiệp để phát triển công nghệ tái chế nhựa sẽ thải ra ít carbon dioxide hơn các phương pháp hiện có. “Chúng tôi không rõ sẽ thu về được bao nhiêu lợi tức từ khoản đầu tư này. Nhưng không có cách nào khác để tồn tại”, ông Niinami Takeshi, giám đốc điều hành Suntory, cho biết. “Nếu không làm được, không chúng tôi sẽ mất đi rất nhiều khách hàng trên thế giới”.

Nhưng các chuyên gia cho rằng việc Nhật Bản tập trung vào công nghệ tái chế cũng như việc công chúng sẵn sàng phân loại chất thải một cách nghiêm ngặt để tái chế đã dẫn đến cảm giác an toàn và chấp nhận sai lầm rằng việc sử dụng nhựa vừa an toàn vừa tiện lợi.

Ông Takada Hideshige, chuyên gia về rác thải tại Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo, nói rằng Nhật Bản cần phải thay đổi các cấu trúc cơ bản để những công ty tiếp tục sử dụng các sản phẩm nhựa một cách tiết kiệm hơn. Ở Nhật Bản, chi phí xử lý rác thải nhựa thường do các thành phố tự quản, nơi cũng quản lý các hệ thống tái chế tiên tiến, mang lại cho các công ty ít động lực tài chính để chuyển đổi sử dụng nhựa sang các vật liệu khác.

“Cũng có quan niệm sai lầm rằng nhựa có thể được tái chế mãi mãi,” giáo sư Takada cho biết thêm, với lý do chất lượng nhựa sẽ giảm sút do tái chế nhiều lần.

Yasuhide Yajima, nhà kinh tế trưởng tại Viện Nghiên cứu NLI (Nhật Bản), nói rằng người tiêu dùng cũng cần chuẩn bị để thay đổi lối sống của họ và trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường nếu các công ty chuyển sang sử dụng nhựa sinh học, thay vì giữ nguyên thói quen cũ.

“Không chỉ là thay đổi việc sử dụng nhựa. Nó còn khiến mọi người phải thay đổi lối sống. Liệu người Nhật Bản đã sẵn sàng cho điều đó chưa?”, ông Yasuhide nói.

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.